adsads
2804B 1200x900 1
Lượt Xem 6 K

Tuy nhiên, sau vài năm làm việc, nhiều bạn trẻ bỗng nhận ra rằng kỹ năng hay kiến thức không phải là điều duy nhất để mọi giấc mơ được tỏa sáng và mọi mục tiêu đều đạt được. Đằng sau hành trình chinh phục ấy còn là cả một tảng băng ngầm về khía cạnh chính trị tàn khốc mà họ phải nếm trải, thấm nhuần và vượt qua.

Khi giấc mơ tỏa sáng bắt đầu…

5 năm sau khi tốt nghiệp đại học sẽ là thời điểm sung sức nhất của hầu hết các bạn trẻ trên lộ trình xây dựng sự nghiệp. Đó là lúc họ đầy đủ nhiệt huyết và năng lượng để sẵn sàng đánh đổi thời gian để học hỏi kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng nền tảng cho vị trí nghề nghiệp của bản thân. Đa số những bạn trẻ trong giai đoạn này sẽ giữ chức vụ khá khiêm tốn trong một cơ cấu tổ chức nào đó, ví dụ như nhân viên, chuyên viên hoặc cao hơn có thể là team leader. Thậm chí có những vị trí sở hữu mức lương khá thấp nhưng vẫn được các bạn trẻ sẵn sàng tiếp nhận.

Sau quãng thời gian 5 năm đầu tiên, khi kiến thức đã vững và kinh nghiệm đã đủ thì 5 năm tiếp theo chính là lúc giấc mơ tỏa sáng của bạn bắt đầu hiện hữu và thôi thúc bạn từng ngày. Đó là lúc bạn nhận ra mình cần một vị trí cao hơn, xứng đáng hơn với năng lực cũng như giá trị bản thân đang tạo ra. Lúc này, bạn quan tâm đến những chức vụ ở tầm cấp quản lý như Trưởng phòng và thậm chí là Giám đốc khối. Bạn nghĩ rằng bạn đủ tự tin và bản lĩnh để đảm nhận những vị trí đó, thay vì chức danh nhân viên thấp bé, không được trao quyền quyết định như hiện tại.

Suy nghĩ này thôi thúc bạn tìm hiểu sâu hơn về bộ máy tổ chức cũng như các mối quan hệ ở cấp lãnh đạo tại nơi mình đang làm việc. Việc tìm hiểu này đương nhiên sẽ không quá khó khăn đối với một nhân sự đã dày dặn kinh nghiệm như bạn. Đây cũng chính là lúc bạn hiểu ra rằng kinh nghiệm hay năng lực không phải là chìa khóa duy nhất giúp bạn nắm giữ được vị trí lãnh đạo cấp cao tại tổ chức, thậm chí nếu có năng lực vượt trội để lọt vào những vị trí đó, bạn cũng cần có bản lĩnh để đương đầu với thực tế chính trị tàn khốc ẩn chứa phía sau.

Và thực tế chính trị tàn khốc nơi công sở…

Chính trị nơi công sở là cụm từ ví von được nhân viên dùng để nói đến mối quan hệ phức tạp và chồng chéo giữa các lãnh đạo cấp cao làm việc tại các doanh nghiệp. Thực tế về chính trị nơi công sở cũng không kém phần tàn khốc so với các cơ quan nhà nước với những cuộc đấu đá ngầm giữa các lãnh đạo vô cùng kịch tính. Thậm chí, nhiều lãnh đạo trong một doanh nghiệp còn tổ chức chia bè kéo phái để gia tăng vị thế của bản thân và nắm quyền điều hành phía sau.

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp quy mô càng lớn với cơ cấu vị trí lãnh đạo càng nhiều thì thực tế chính trị này lại xảy ra vô cùng thường xuyên và khắc nghiệt. Mục đích cuối cùng của cuộc chiến chính trị này giữa các lãnh đạo là nhằm bảo vệ vị trí của bản thân, hạ bệ đồng nghiệp cùng cấp và ghi điểm trước người lãnh đạo tối cao của doanh nghiệp đó. 

Một nhân viên làm việc 10 năm tại doanh nghiệp sản xuất dệt may chia sẻ về thực tế chính trị của công ty mình:

Ngày mới vào làm ở công ty, tôi vốn tưởng rằng mối quan hệ giữa các sếp rất tốt, vì các sếp luôn lịch sự chia sẻ quan điểm và hỗ trợ nhau trong công việc của liên phòng ban. Nhưng khi làm lâu rồi, tôi mới ngấm ngầm hiểu ra rằng các mối quan hệ này không hề như bề nổi của nó, nói chính xác hơn là bằng mặt mà không bằng lòng. Các sếp luôn cố gắng tìm ra điểm sai của phòng ban khác để phản ánh thẳng lên CEO thay vì góp ý làm rõ với lãnh đạo của phòng ban kia để cải tiến. Thậm chí, trước mặt CEO, họ còn sẵn sàng hạ bệ nhau để chứng tỏ năng lực của bản thân. Công ty tôi từng có một chị Trưởng phòng nhận quyết định nghỉ việc từ CEO chỉ sau một buổi họp, nguyên nhân bắt nguồn từ phản ánh trực tiếp của một Trưởng phòng khác chỉ vì lý do chưa quản lý chặt chẽ nhân viên.

Nhưng tàn khốc hơn là việc các phòng ban, lãnh đạo cấp cao ngấm ngầm đồng ý với nhau để có thể chia sẻ về lợi ích lâu dài và đảm bảo sự ảnh hưởng của mình ở trong công ty được lớn nhất, nói cách khác họ vừa là kẻ thù vừa là đồng minh của nhau, sẵn sàng “hạ bệ”  một cá nhân nào đang đó tiềm năng tranh chấp quyền lực với họ. 

Không chỉ đấu đá giữa các sếp mà thực tế chính trị này còn xảy ra với cả nhân viên, một cựu nhân viên của doanh nghiệp đa quốc gia chia sẻ về công ty cũ và những trải nghiệm mà bản thân đã rút ra sau thời gian dài phấn đấu: 

Sếp cũ của tôi có tuổi đời khá lớn nên kinh nghiệm quản lý nhân viên phải nói là vô cùng già dặn, nếu không muốn nói là cáo già và đây cũng chính là lý do khiến tôi lựa chọn nghỉ việc. Để đảm bảo lộ trình thăng tiến của bản thân, sếp không ngại dùng nhân viên dưới quyền mình làm lá chắn cho mọi vấn đề. Nhưng đó chưa phải là điều đáng sợ nhất! Ông ấy duy trì team hoạt động dưới hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo sự mâu thuẫn nội bộ giữa các thành viên để không một ai trong team tin tưởng và hỗ trợ nhau hết mình trong công việc. Điều đó cũng vô tình làm hạn chế kiến thức của chúng tôi vì không có sự chia sẻ chuyên môn, kiến thức qua lại hay những góp ý thẳng thắn để cải thiện hiệu quả công việc. Và điều này giúp ông ấy giữ vững cương vị của mình, không một cá nhân nào trong team có thể nổi bật hơn ông ấy trong công ty, trước mặt ban điều hành. Chính lúc này tôi mới hiểu rõ thế nào là chính trị chốn công sở, có thể việc đó chẳng lợi  ích gì cho công ty nhưng nó lợi ích cho một bộ phận cá nhân, họ vẫn sẵn sàng làm dù điều đó trái ngược với những gì họ thường nói. Sau gần hai năm làm việc, cảm thấy quá mệt mỏi tôi quyết định xin nghỉ việc dù hoài bão, ước mơ vẫn còn đó!

Nghe định nghĩa thì có vẻ hơi drama nhưng đây là chính là thực tế xảy ra tại hầu hết các doanh nghiệp, dù là Việt Nam hay nước ngoài. Chỉ là thực tế chính trị này diễn ra ngầm hay nổi để nhân viên nhận thấy và phát giác ra hay không thôi. Thời điểm bạn những tưởng bản thân đã chạm đến giấc mơ sự nghiệp chính là thời khắc bạn hiểu và buộc phải lựa chọn: thay đổi để thích ứng với cuộc chơi hay chơi theo cách riêng của mình. 

Chẳng có gì tiêu cực hay xấu xa nào ở đây cả, cũng giống như những diễn viên múa ballet tỏa sáng trên sân khấu thì phải chấp nhận những vết thương ẩn giấu phía sau. Bạn sẽ lựa chọn và phải sẵn sàng cho việc đánh đổi. Có thể bạn sẽ rất bỡ ngỡ nhưng chuyện gì đến cũng phải đến, bạn phải học cách chấp nhận và vượt qua. Chúc bạn may mắn và vẫn giữ được giá trị của chính mình trên con đường chinh phục giấc mơ sự nghiệp nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Bài Viết Liên Quan

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Tạm biệt hội chứng "buồn nôn, nhạt miệng" mỗi khi lương về

Lương về, nhiều người trẻ háo hức tự thưởng cho mình bằng những bữa ăn sang chảnh hay những món đồ mới mẻ. Nhưng niềm vui ngắn ngủi ấy thường nhanh chóng nhường chỗ cho nỗi lo hết tiền giữa tháng. Đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chi tiêu thông minh để sống thoải mái mà không rơi vào vòng xoáy thiếu thốn.

Nhân viên ngại cống hiến hết mình vì sợ nhận về KPI hết hồn cho năm sau

Trong môi trường công sở hiện đại, KPI (chỉ số hiệu suất công việc) được xem là một công cụ quan trọng để đo lường và đánh giá kết quả công việc của nhân viên. Tuy nhiên, khi áp lực về KPI trở nên quá lớn, nó lại có thể trở thành một rào cản, khiến nhiều nhân viên ngại cống hiến hết mình. Họ sợ rằng những đóng góp vượt mức kỳ vọng trong năm nay sẽ làm gia tăng yêu cầu trong năm sau, tạo ra áp lực khó chịu và không mong muốn.

Không để áp lực công việc cản trở chuyện kết hôn: Mẹo giúp bạn sắp xếp kế hoạch hiệu quả

Áp lực công việc khiến nhiều người ngại kết hôn, thậm chí không muốn tính đến chuyện lập gia đình. Hãy để VietnamWorks mách bạn mẹo sắp xếp kế hoạch công việc hiệu quả cũng như nghệ thuật phát triển hành trình sự nghiệp không cản trở chuyện kết hôn trong bài viết này bạn nhé!

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers