adsads
Untitled design 2 1
Lượt Xem 4 K

 

Chúng ta đều mong muốn môi trường làm việc luôn vui vẻ, thoải mái và quan trọng nhất là khỏe mạnh. Tuy nhiên, hầu như rất ít người nhận ra rằng ánh sáng văn phòng có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày, cả về thể chất lẫn tinh thần, như mệt mỏi, đau đầu và tạo ra tình trạng căng thẳng trong môi trường làm việc. Cũng bởi vì dân văn phòng dành quá nhiều thời gian để ngồi trong những chiếc hộp chứa đầy ánh sáng nhân tạo, cho nên việc thiếu ánh sáng tự nhiên là nguyên nhân chính ra gây căn bệnh rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD).

Theo khảo sát của UK company Staples cho 7,000 nhân viên về tác động của ánh sáng ở môi trường làm việc vào tháng 10 năm 2018, khoảng 40% nhân viên đang phải làm việc trong môi trường ánh sáng yếu mỗi ngày. Điều này có tác động tiêu cực đến năng suất và cả tình trạng sức khỏe của nhân viên. Khoảng 80% nhân viên văn phòng cho rằng ánh sáng tốt trong không gian làm việc rất quan trọng với họ, và khoảng 40% phải đối mặt với nguy cơ ánh sáng kém mỗi ngày. 32% nhận xét ánh sáng tốt hơn sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái ở công sở. Tuy nhiên, khi tiếp cận với ánh sáng mặt trời tự nhiên khá hạn chế vào mùa đông, nhiều người thường sẽ dễ căng thẳng và mắc chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD). Cũng theo nghiên cứu, có khoảng 25% nhân viên cảm thấy thất vọng khi phải tiếp xúc với ánh sáng kém ở nơi họ làm việc mỗi ngày. Số liệu này được tổng hợp từ các phiếu khảo sát online ở 10 quốc gia châu Âu: Vương quốc Anh (2,000 phiếu , 302 ở London), Đức (1,000 phiếu), Pháp (500 phiếu), Hà Lan (500 phiếu), Thụy Điển (500 phiếu), Na Uy (500 phiếu), Tây Ban Nha (500 phiếu), Ý (500 phiếu), Bồ Đào Nha (500) và Phần Lan (500 phiếu).

 

ánh sáng

 

Bạn chỉ cần tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trong khoảng 13-15 phút, endorphins hay “hormone hạnh phúc” sẽ được kích thích giải phóng. Tiến sĩ Joe Taravella, giám sát viên tâm lý Nhi khoa tại Trung tâm Y tế NYU Lagone cho biết, hội chứng SAD ảnh hưởng khoảng 5-10% dân số. Đây là một tỷ lệ rất lớn dẫn đến chứng trầm cảm lâm sàng trong mỗi quý hàng năm.

Ngoài ra, có một nghiên cứu khác chứng minh mối quan hệ giữa việc tiếp xúc ánh sáng ở nơi làm việc ban ngày với giấc ngủ hàng đêm, hoạt động và chất lượng cuộc sống nhân viên. Hiện nay không có một mức độ cụ thể quy định mức độ chiếu sáng ở nơi làm việc. Nhiều quy định chỉ mang tính chất chung chung như ánh sáng làm việc phải phù hợp và vừa đủ, và phải có ánh sáng tự nhiên. Nhiều nghiên cứu nhấn mạnh rằng ánh sáng tự nhiên là nguồn sáng tốt nhất cho văn phòng. Tuy nhiên ở các vùng thuộc bán cầu Bắc, bản thân ánh sáng ban ngày không đủ để chiếu sáng cho cả văn phòng làm việc. Điều này có nghĩa ánh sáng làm việc đủ và phù hợp phải là sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo, và đặc biệt hơn, ánh sáng nhân tạo có thể được cá nhân hóa tùy theo hoạt động, chức năng và yêu cầu cá nhân của từng nhân viên trong công ty.

Nhiều nghiên cứu cũng khuyến nghị các công ty cung cấp đèn cho nhân viên có ánh sáng tông màu lạnh với độ chiếu sáng cao vào buổi sáng để đem đến năng suất tối đa. Trong báo cáo nghiên cứu này, 68% lực lượng lao động được khảo sát thừa nhận họ cảm thấy có giá trị hơn nếu nhà quản lý quan tâm đến sức khỏe và hạnh phúc của họ, bằng cách đầu tư nguồn sáng thích hợp hơn ở văn phòng.

 

ánh sáng

 

Ánh sáng được cá nhân hóa sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc tốt hơn. Bạn có thể sử dụng ánh sáng sinh học để điều chỉnh mức độ sáng phù hợp và đáp ứng nhu cầu riêng của mình. Bằng cách này, nhân viên sẽ cảm thấy họ có quyền kiểm soát môi trường xung quanh mình, nhờ đó, mức độ hạnh phúc và năng suất công việc sẽ tăng cao.

Một số nhà khoa học về ánh sáng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của ánh sáng xanh. Một thử nghiệm của trung tâm nghiên cứu giấc ngủ ở Đại học Surrey cho thấy rằng một số bước sóng ánh sáng xanh nhất định sẽ ức chế hormone ngủ điều chỉnh chu kỳ ngủ / thức. Khi trải nghiệm ánh sáng xanh, mức độ tỉnh táo của nhân viên vào buổi sáng và đầu giờ chiều sau giờ ăn trưa là như nhau. Mô hình giấc ngủ của nhân viên cũng được cải thiện đáng kể, thị lực cũng tốt hơn hẳn. Và sau bốn tuần, 92% nhân viên đồng ý rằng họ thích ánh sáng xanh hơn ánh sáng cũ ở nơi làm việc.

Sức khỏe của nhân viên ở nơi làm việc chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng. Bằng cách cung cấp đủ nguồn sáng tự nhiên kết hợp với cá nhân hóa ánh sáng cụ thể ở nơi làm việc, bạn có thể giải quyết vấn đề về năng suất và sức khỏe nhân viên trong văn phòng. Đồng thời công ty được yêu mến và đánh giá cao hơn nhờ điểm cộng to lớn là nắm bắt được nhu cầu và tâm lý của nhân viên.

 

— HR Insider / Theo Forbes —

adsads
Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách thức và khó khăn, thế giới của người trưởng thành...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và phức tạp nơi chốn công sở. Có nhiều người chọn...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên nhiều “ma cũ” luôn tìm cách chống lại sự đổi...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm đến trào lưu “thiền định để chữa lành”. Thiền không...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở cười cho dân công sở. Nếu chứng bệnh hay quên...

Bài Viết Liên Quan

Trong thế giới người trưởng thành, không hề có hai chữ dễ dàng.

Trong hành trình trưởng thành, mỗi người đều phải đối mặt với vô vàn thách...

Chuyện tăng lương: Chờ cấp trên "lên tiếng" hay tự thân vận động

Chuyện tăng lương và đàm phán lương luôn là một chủ đề nhạy cảm và...

Chọn giữ ghế: Khi "ma cũ" ngầm chống lại sự đổi mới từ "ma mới"

Sợ bị “soán ngôi” chiếc ghế của mình và muốn thị uy quyền lực nên...

Giải toả áp lực bằng thiền, trào lưu mới giúp dân văn phòng chữa lành sau nhiều trận "bão lòng"

Sau trào lưu “du lịch để chữa lành”, dân văn phòng lại rầm rộ tìm...

Mẹo trị dứt điểm tật “nói trước quên sau” của dân công sở

“Nói trước quên sau” là tật xấu gây ra nhiều tình huống dở khóc dở...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers