adsads
GMV là gì? Tất tần tật thông tin về chỉ số GMV
Lượt Xem 360

GMV là một chỉ số phổ biến trong marketing, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Vậy GMV là gì? GMV có tác dụng như thế nào trong chiến dịch marketing? Bài viết dưới đây, hãy cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này nhé.

GMV là gì?

GMV (có tên tiếng Anh là Gross Merchandise Volume), tổng giá trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch, là một chỉ số phổ biến trong ngành thương mại điện tử. GMV thường được sử dụng để đo lường khối lượng hàng hóa đã bán qua các nền tảng thương mại điện tử trong mô hình C2C (Customer to Customer – giao dịch giữa khách hàng với khách hàng).

Ngoài ra, GMV cũng là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua chỉ số này, doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng quan về hiệu suất của trang web thương mại điện tử, từ đó xây dựng định hướng tăng trưởng hiệu quả trong tương lai.

GMV là chỉ số gì

GMV là chỉ số gì

Hướng dẫn cách tính GMV

Công thức tính GMV là gì? Đây cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Theo đó, để tính chỉ số GMV, các bạn cần ghi nhớ công thức sau.

GMV = Số lượng hàng hóa (dịch vụ) được bán x Giá bán

Ví dụ: Công ty thương mại điện tử A bán được 100 sản phẩm với giá 2.000.000 đồng/sản phẩm trong tháng 10, thì GMV tháng 10 của công ty đó là: GMV = 100 x 2.000.000 = 200.000.000 đồng. Số tiền 200.000.000 đồng này có thể được coi là tổng doanh thu của công ty A trong tháng 10.

Cách tính GMV được đánh giá là khá đơn giản và dễ hiểu, nhưng nó không phải là chỉ số duy nhất để doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của các sàn thương mại điện tử. Chúng ta cần kết hợp với các chỉ số khác như chi phí hoạt động, lợi nhuận ròng, tỷ lệ hoàn trả, chuyển đổi,… để có thể đưa ra đánh giá chính xác hơn về hiệu suất kinh doanh của mình.

Cách tính chỉ số GMV

Cách tính chỉ số GMV

Ví dụ phổ biến về chỉ số GMV

Tại Việt Nam, các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada là những ví dụ điển hình trong việc đo lường GMV. Chỉ số này được các nền tảng sử dụng để theo dõi doanh số bán hàng tổng thể trên nền tảng của họ, từ đó đánh giá sự tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh.

Giả sử trong một tháng, Shopee bán được 25.000 sản phẩm với giá trung bình 5 USD/sản phẩm. Khi đó, GMV của Shopee sẽ là:

  • 25.000 sản phẩm x 5 USD = 125.000 USD.

Trong cùng tháng, Lazada bán được 20.000 sản phẩm với cùng mức giá, nên GMV của Lazada sẽ là:

  • 20.000 sản phẩm x 5 USD = 100.000 USD.

Mặc dù GMV của Shopee cao hơn Lazada, chỉ số này chỉ cho thấy tổng giá trị hàng hóa bán ra và chưa phản ánh lợi nhuận thực sự của các nền tảng. Nếu Shopee tính phí 2% trên GMV, doanh thu từ phí của Shopee sẽ là:

  • 2% x 125.000 USD = 2.500 USD.

Trong khi đó, nếu Lazada áp dụng mức phí 4%, doanh thu từ phí của Lazada sẽ là:

  • 4% x 100.000 USD = 4.000 USD.

Như vậy, mặc dù GMV của Shopee cao hơn, nhưng với tỷ lệ phí khác nhau, Lazada lại đạt lợi nhuận từ phí cao hơn Shopee. Điều này cho thấy chỉ số GMV cần được xem xét cùng với các yếu tố khác để đánh giá toàn diện hiệu quả kinh doanh của các nền tảng thương mại điện tử.

Ý nghĩa của GMV là gì?

GMV được các công ty sử dụng để tính tổng giá trị hàng hoá đã bán ra tại website. Bên cạnh đó, nhà kinh doanh cũng dùng chỉ số này để đánh giá, xem xét mức độ hiệu quả của sàn thương mại điện tử. Cụ thể, doanh nghiệp cần đo lường được số lượng hàng hoá họ bán ra trên trang web đó có hiệu suất cao không.

GMV đặc biệt hiệu quả khi áp dụng trong mô hình C2C (Customer-to-Customer), nơi nền tảng thương mại điện tử đóng vai trò là trung gian kết nối giữa người mua và người bán mà không tham gia trực tiếp vào giao dịch.

Để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính hiện tại, doanh nghiệp cần thường xuyên phân tích và theo dõi GMV qua các giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như so sánh GMV của từng quý hoặc năm. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa các kế hoạch phát triển trong tương lai.

Xem thêm: Cách quản trị doanh nghiệp là gì? Đề quản trị doanh nghiệp hiệu quả.

GMV có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp

GMV có ý nghĩa như thế nào đối với doanh nghiệp

Tầm quan trọng của chỉ số GMV trong sàn thương mại điện tử

Tầm quan trọng của chỉ số GMV là gì? Với những công ty, doanh nghiệp hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, chỉ số này được coi là công cụ đo lường giá trị hàng hóa một cách chính xác. Cụ thể:

Giúp doanh nghiệp tính toán chi phí hoạt động 

Trước khi thực hiện các khoản khấu hao, doanh nghiệp sẽ tính chỉ số GMV. Điều này sẽ giúp họ quan sát, đánh giá được hiệu suất hoạt động trên sàn theo từng tháng, từng quý hoặc từng năm.

GMV giúp doanh nghiệp tính được tổng doanh thu

GMV giúp doanh nghiệp tính được tổng doanh thu

Tìm hiểu: Ngành thương mại điện tử là gì? Ra trường làm ngành nghề nào?

Tính tổng doanh số

Thông qua chỉ số này, công ty sẽ ước tính được tổng giá trị hàng hoá khi giao dịch. Lưu ý, con số này sẽ không bao gồm phí quảng cáo, phí tích lũy, hàng giảm giá,… Vì thế, doanh nghiệp có thể biết được chính xác về tổng doanh thu.

Hiệu suất hoạt động

Hiệu suất của sàn thương mại điện tử được đo lường bằng cách nào? Nhờ vào GMV, các công ty, doanh nghiệp có thể tính toán và biết được liệu trang web của họ có hoạt động hiệu quả không. Đây cũng là cách để các công ty đối chiếu, nắm được tình hình hoạt động hiện tại, từ đó đưa ra những chiến lược hợp lý.

Đưa ra quyết định đầu tư

Chỉ số GMV cung cấp thông tin chi tiết về tiềm năng doanh thu, từ đó giúp doanh nghiệp quyết định nơi đầu tư nguồn lực để tối ưu hóa tăng trưởng. Bằng cách phân tích GMV, doanh nghiệp có thể xác định lĩnh vực hoặc sản phẩm nào có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, từ đó phát triển sản phẩm để tối ưu hóa lợi nhuận.

Đánh giá thị phần

GMV cũng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đánh giá thị phần của mình trong thị trường thương mại điện tử. Nếu GMV của doanh nghiệp tăng trưởng nhanh hơn so với đối thủ, điều này cho thấy doanh nghiệp đang chiếm lĩnh thị trường và có khả năng cạnh tranh tốt hơn.

Đo lường hiệu quả marketing

Ngoài ra, GMV là một công cụ quan trọng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing. Một sự tăng trưởng rõ rệt trong GMV sau các chiến dịch quảng cáo cho thấy rằng chiến lược marketing đã thành công trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng.

Một số hạn chế của GMV

Bên cạnh những ưu điểm như hỗ trợ tính toán chi phí, đo lường hiệu suất hoạt động, GMV vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Những hạn chế của GMV là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bây giờ nhé.

GMV chưa phải là giải pháp tối ưu nhất

Các công ty, doanh nghiệp chỉ dùng GMV để đánh giá năng suất hoạt động, cũng như tình hình tài chính. Do đó, chỉ số này không được coi là công cụ giúp dự đoán tổng giá trị chính xác nhất. Nhà kinh doanh cần kết hợp với nhiều chỉ số khác để đưa ra phân tích đúng nhất về tình hình hiện tại của doanh nghiệp.

Những hạn chế của GMV là gì

Những hạn chế của GMV là gì

Thiếu các thông tin liên quan đến giá trị của hàng hóa

Khi tính chỉ số GMV, bạn sẽ nhận được con số thô, không có nhiều dữ liệu để phản ánh chính xác giá trị của hàng hoá. Bởi lẽ, GMV không tác động quá nhiều đến các khoản chi khác của nhà bán lẻ. Chưa hết, dữ liệu tính từ GMV không bao gồm những loại phí khác như phí đổi trả, phí giao hàng, phí lưu trữ hàng,…

Vì thế, doanh nghiệp sẽ không thể đo lường được nhiều thông tin. Đặc biệt, GMV còn có sự thay đổi khi ở các sàn khác nhau. Do đó, trước khi áp dụng phương thức này, bạn cần nắm rõ GMV là gì, cũng như tìm hiểu kỹ về lĩnh vực kinh doanh của mình.

Những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến GMV

Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến GMV:

  • Số lượng giao dịch: Đây là yếu tố chính tác động trực tiếp đến GMV. Số lượng giao dịch lớn sẽ làm tăng GMV, trong khi số lượng ít sẽ giảm GMV. Do đó, doanh nghiệp nên tập trung vào việc cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và mở rộng kênh bán hàng để nâng cao số lượng giao dịch.
  • Giá trị giao dịch trung bình: Giá trị giao dịch trung bình càng cao sẽ kéo theo GMV tăng lên. Doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng sản phẩm và điều chỉnh giá cả để nâng cao giá trị giao dịch trung bình.
  • Chương trình giảm giá: Việc áp dụng giảm giá có thể dẫn đến doanh thu thực tế trên mỗi giao dịch thấp hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến GMV. Doanh nghiệp cần quản lý các chiến lược giảm giá một cách hợp lý để không làm giảm giá trị giao dịch.
  • Kết hợp sản phẩm: Bán những sản phẩm dịch vụ kết hợp có thể tác động mạnh đến GMV. Nếu doanh nghiệp bán nhiều sản phẩm giá cao, GMV có thể tăng; ngược lại, nếu chỉ bán sản phẩm giá thấp, GMV có thể giảm.
  • Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao giúp tăng GMV, vì khách hàng quay lại mua sắm nhiều lần. Do đó, doanh nghiệp nên nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
  • Thay đổi giá: Các điều chỉnh về giá có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và GMV. Doanh nghiệp cần theo dõi phản ứng của khách hàng với các chiến lược giá để điều chỉnh kịp thời.
  • Các sáng kiến tiếp thị: Triển khai nhiều chiến dịch tiếp thị có thể thu hút khách hàng mới, từ đó làm tăng doanh số và GMV. Các chiến dịch này nên được thực hiện một cách đa dạng và sáng tạo để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chỉ số khác có thể thay thế cho GMV

Chỉ số GMV không đủ để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có cái nhìn chính xác hơn, cần phân tích thêm các chỉ số khác. Nếu doanh nghiệp cần thông tin về thu nhập và tình hình tài chính của một công ty công khai, kiểm tra hồ sơ SEC (Securities and Exchange Commission) hàng quý là lựa chọn tốt.

Các công ty thường so sánh doanh thu của các quý để xác định sự tăng trưởng, trả lời câu hỏi về nguyên nhân biến động doanh thu. Mặc dù SEC cung cấp thông tin chi tiết, việc phân tích chỉ số này phức tạp và tốn thời gian hơn so với GMV. Do đó, doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn chỉ số phù hợp nhất với đặc điểm của mình.

Chỉ số khác có thể thay thế cho GMV

Chỉ số khác có thể thay thế cho GMV

GMV khác gì doanh thu?

GMV (Giá trị hàng hóa bán ra) và doanh thu là hai chỉ số tài chính quan trọng nhưng có sự khác biệt rõ rệt:

  • GMV: Tổng giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được bán ra trên thị trường, không tính đến các chi phí liên quan. Nó phản ánh quy mô giao dịch của một doanh nghiệp mà không xem xét các yếu tố như chi phí, hoàn trả hay chiết khấu.
  • Doanh thu: Là số tiền thực tế mà công ty thu được sau khi đã trừ đi các chi phí, như chiết khấu, hoàn trả và thuế. Doanh thu cung cấp cái nhìn thực tế hơn về tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Tóm lại, trong khi GMV thể hiện tổng giá trị bán hàng, doanh thu lại cho thấy số tiền mà doanh nghiệp thực sự kiếm được sau khi đã tính toán các chi phí.

Xem thêm: Các mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa phổ biến, mới nhất hiện nay.

Hy vọng bài viết trên của VietnamWorks HR Insider đã giúp các bạn biết được GMV là gì? Cũng như những lợi ích, hạn chế của chỉ số này. Doanh nghiệp không nên dùng mỗi GMV làm cơ sở để đánh giá hiệu quả bán hàng. Hãy kết hợp thêm các phương pháp khác để ước lượng nguồn thu nhập sạch của mình nhé.

Xem thêm một số nội dung liên quan đến việc vận hành doanh nghiệp như:

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers