adsads
Untitled design 2019 06 19T124924.581
Lượt Xem 4 K

Thay vì lắng nghe và thuyết phục người đối diện bằng những dữ kiện thực tế, những vị sếp này toàn đưa ra lý luận của mình dựa trên kinh nghiệm và trải nghiệm của mình ở công ty cũ. Thật khó chịu khi bạn phải “cam phận” làm việc với những người cấp trên như thế này. Tuy nhiên, việc phản kháng lại đôi lúc cũng vô cùng rủi ro, hoặc bạn cũng sẽ phải chịu nhiều áp lực một khi quyết định “chống lại” người sếp ấy.

Dù cho quyết định của bạn là ở lại thay đổi vấn đề hay cập nhật lại CV của mình, thử những cách tiếp cận sau để có thể đồng thời tạo nên sự cân bằng cho chính bạn và phát triển mối quan hệ với cấp trên tốt hơn.

 

Kiểm soát bản thân của chính mình khi xảy ra mâu thuẫn với sếp

Trong trường hợp những hành động và cách cư xử của cấp trên đã đặt bạn vào trạng thái “bất lực vô phương”, điều trước nhất là hãy lấy lại bình tĩnh để có thể suy nghĩ thấu đáo và đưa ra hành động sáng suốt.

Một trong những cách hiệu quả nhất giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh sang suốt chính là thực hành phương pháp “Mũi neo”. Dù cho bạn đang đứng hay ngồi, chỉ cần đôi chân đang bám lấy sàn, hãy nhấn đôi chân của mình xuống mặt cứng, để cho phần gót và ngón cái cố định thật chặt, và tự nhắc nhở bản thân luôn hít thở nhịp nhàng và suy nghĩ thấu đáo về những gì mình cần làm tiếp theo.

sếp

Đồng ý với sếp về mặt tổng quát, nhưng xây dựng về khía cạnh chi tiết

Không phải lúc nào ý kiến của sếp cũng đúng, nhưng về cơ bản, thì giữa bạn và cấp trên sẽ có lúc tìm ra được điểm chung trong sứ mệnh và mục tiêu của mình. Ta có thể tận dụng điều này để có thể vừa khen ngợi, nhưng cũng vừa đóng góp, xây dựng ý kiến của riêng mình, để hoàn thiện mục tiêu chung tốt hơn.

Tuy nhiên, điều này cần sự đồng nhất và chấp nhận của cả người cấp trên của bạn. Thay vì mở lòng trước những lời khen và khó chịu với những lời góp ý, họ cần biết lắng nghe ý kiến từ nhiều góc nhìn, vì chính chúng sẽ mang đến những giải pháp khả dụng cho vấn đề mà tập thể đang vướng mắc.

 

Thử đệ trình một vài đề xuất, nhằm nhận lại phản hồi từ cấp trên

Không hẳn lúc nào người sếp của bạn cũng trở nên phi thực tế và nói những điều phi lý. Đôi lúc, điều đó lại xuất phát từ cái lý của riêng họ, mà bản thân cái lý nọ vẫn chưa thể dung hoà được cái ý chung của tập thể. Thay vì luôn miệng chỉ trích cấp trên của mình “Thật lố bịch”, hãy thử nhìn lại xem, liệu bản thân có đang hiểu đúng góc nhìn của cấp trên, hay chính bạn cũng đang bị cái tôi lấn át để tìm ra giải pháp chung.

 

Tự đánh giá mức độ tương đồng của mình với cấp trên

Một cách tiếp cận khác chính là tự đánh giá phong cách làm việc của sếp bạn, sau đó tiếp cận và thử xem liệu bạn sẽ nhận được sự phản hồi tích cực hơn thông qua sự chủ động trong công việc. Nói một cách khác, dù cấp trên có những suy nghĩ viễn tưởng đến dường nào, nhưng đến một thời điểm cũng sẽ chấp nhận ngồi xuống và lắng nghe cấp dưới của mình, chí ít là sau khi nhìn vào kết quả kinh doanh đi theo góc nhìn và những mục tiêu “phi thực tế” mà mình đã từng đặt ra.

Dù bạn là cấp dưới, hay bạn có đủ kiên nhẫn để chịu đựng cấp trên của mình, trách nhiệm lớn nhất của một nhân viên chính là cống hiến và đóng góp vào thành công chung của tập thể. Dù cho cấp trên của bạn có phi thực tế đến mấy, nhiệm vụ của bạn quan trọng nhất vẫn chính là đáp ứng được những mục tiêu, kỳ vọng của tổ chức, càng nhiều càng tốt, trong khi vẫn giữ vững lý trí và sự tôn nghiệm của mình dành cho cấp trên.

–HR Insider/Theo HBRAscend–

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà quyết định dường như dựa nhiều vào cảm xúc hơn...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận của cấp trên về nỗ lực làm việc của mình...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang là nỗi bận tâm của hầu hết người đi làm....

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp độ nào trong “thang đo chán việc” chưa? Nếu đang...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán ngán công ty? Nếu bạn vẫn đang phân vân không...

Bài Viết Liên Quan

Thay đổi cách quản lý cảm tính trước những hệ quả khôn lường

Phần lớn người đi làm nào hẳn cũng đã từng gặp một người sếp mà...

Mong muốn khoản thưởng cuối năm: Không chỉ là tiền mà còn là sự công nhận

Tiền thưởng cuối năm thì ai cũng thích, nhưng được nhận thêm sự công nhận...

Không còn thưởng Tết và lương tháng 13, học cách quản lý tài chính cá nhân để kịp dự phòng ăn Tết

Tết năm nay có thể không còn thưởng Tết và lương tháng 13 hiện đang...

Cảm thấy chán nản với công việc hiện tại nhưng đổi việc liệu có phải là lựa chọn tốt?

Bạn chán việc nhưng đã bao giờ bạn test thử mình đang nằm ở cấp...

Cơ hội và rủi ro khi nhảy việc cuối năm, lựa chọn nào là đúng đắn?

Nhảy việc cuối năm thì mất thưởng Tết, mà gắng ở lại thì quá chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers