adsads
Cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp
Lượt Xem 141

Trong mọi hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu và là mục tiêu cuối cùng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Trong đó, lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai chỉ số quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Vậy hai chỉ số này khác nhau như thế nào? Khám phá câu trả lời trong bài viết dưới đây của HR Insider nhé!

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần (lợi nhuận ròng) là số tiền lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế từ tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nói cách khác, lợi nhuận thuần là khoản tiền thực tế mà doanh nghiệp giữ lại được sau khi đã thanh toán tất cả các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm cả thuế. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần được tính theo công thức như sau:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu hoạt động tài chính + Lợi nhuận gộp – Chi phí.

Lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh để đưa ra các phương án bổ sung hoặc thay thế phù hợp. Chỉ số này còn giúp các cổ đông trong doanh nghiệp phân tích báo cáo tài chính một cách dễ dàng, nhanh chóng để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp (lãi gộp) là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán.Công thức tính lợi nhuận gộp như sau:

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán.

Lợi nhuận gộp thể hiện phần lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp, trước khi trừ đi các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý,…

Tham khảo về nghệ thuật xây dựng mối quan hệ trong kinh doanh, kỹ năng bán hàng của nhân viên tư vấn bán hàng giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là gì?

Lợi nhuận gộp là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp. Chỉ số này phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ hoạt động bán hàng chính của doanh nghiệp.

Dựa trên việc tính toán chỉ số lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chi phí sản xuất kinh doanh và cắt giảm những chi phí không cần thiết nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp đang có kế hoạch kinh doanh mở rộng, chỉ số lợi nhuận gộp là tiêu chí quan trọng mà nhà đầu tư sử dụng để quyết định việc “Rót vốn”. Lợi nhuận gộp càng cao, nhà đầu tư càng tự tin vì đây là cơ sở để chứng minh rằng các hoạt động quản lý và hoạt động của doanh nghiệp đang hiệu quả.

Phân biết lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp 

Lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp là hai chỉ số khác nhau nhưng nhiều người vẫn đang còn nhầm lẫn khi đọc báo cáo tài chính. Việc nhầm lẫn khái niệm giữa hai chỉ số này đem hiệu ảnh hưởng xấu tới việc ra quyết định kinh doanh. Vì thế, cần biết cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp, nhất là chủ doanh nghiệp và những người thường xuyên tham gia vào việc hoạch định các chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xem thêm để hiểu rõ hơn về ra quyết định là gì? Rèn luyện kỹ năng ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.

Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp

Sự khác biệt giữa lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp được thể hiện qua bảng dưới đây:

Tiêu chí Lợi nhuận thuần Lợi nhuận gộp
Định nghĩa Số tiền còn lại sau khi trừ đi tất cả chi phí và các khoản chi phí khác từ doanh thu của doanh nghiệp. Số tiền thu được từ doanh thu sau khi đã trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm/dịch vụ.
Mục đích Đánh giá hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá về hiệu quả sản xuất và kinh doanh của từng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Công thức tính Lợi nhuận thuần = Doanh thu hoạt động tài chính + Lợi nhuận gộp – Chi phí Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán
Mức độ chi phí Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp. Các chi phí trực tiếp liên quan tới sản phẩm, dịch vụ đó.
Mức độ tổng thể Tính toán mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Tính toán lợi nhuận liên quan tới từng sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng Chịu ảnh hưởng bởi các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng, chi phí quản lý, thuế, … Chỉ chịu ảnh hưởng bởi giá vốn hàng bán

Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cách phân biệt lợi nhuận thuần và lợi nhuận gộp cho những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh hoặc quản lý doanh nghiệp. Trong ngành kinh tế và tài chính, có rất nhiều khái niệm quan trọng và cần thiết, việc hiểu rõ các khái niệm này sẽ giúp nhà quản lý vận hành doanh nghiệp của mình một cách hiệu quả hơn.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: tuyển dụng PNJ, H&M tuyển dụng, SM Xanh tuyển dụng, Vua Nệm tuyển dụng, Yame tuyển dụng, Tamo tuyển dụng, Nón Sơn tuyển dụngtuyển dụng MWG.

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói tưởng chừng như vô tình nhưng lại có thể chứa...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Lòng người khó đoán qua những câu nói thâm thúy

Lòng người khó đoán: Các câu nói thâm thúy hiểu hơn về sếp, đồng nghiệp

Trong môi trường làm việc, chúng ta không ít lần bắt gặp những câu nói...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers