Công tố viên là chức danh thường được nhắc đến trong lĩnh vực tư pháp, nhưng nhiều người vẫn chưa rõ công tố viên là ai và liệu ở Việt Nam có công tố viên hay không. Nếu bạn cũng đang băn khoăn công tố viên là gì, cùng VietnamWorks HR Insider tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Công tố viên là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về chức danh Công tố viên. Công tố viên thường là cán bộ làm việc tại cơ quan công tố, chịu trách nhiệm điều tra, truy tố các đối tượng phạm tội và tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.
Công tố viên đóng vai trò đại diện chính trong việc truy tố tại các quốc gia theo hệ thống tố tụng thông luật hoặc tố tụng thẩm vấn. Họ là bên đưa ra cáo buộc trong các vụ án hình sự, đối đầu với cá nhân bị buộc tội.
Thông thường, công tố viên là những luật sư có bằng cấp chuyên môn về luật, được công nhận là chuyên gia pháp lý bởi Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Việt Nam có công tố viên không?
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không quy định chức danh Công tố viên. Thay vào đó, vai trò tương tự được thực hiện bởi Kiểm sát viên.
Chức năng và nhiệm vụ của Kiểm sát viên tại Việt Nam tương tự như vai trò của Công tố viên ở một số quốc gia khác. Theo Điều 74 của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát viên được định nghĩa là người thực hiện quyền công tố và giám sát hoạt động tư pháp.
Cụ thể, theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Kiểm sát viên có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Tiếp nhận và giải quyết nguồn tin về tội phạm từ các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền.
- Trực tiếp giải quyết, lập hồ sơ xử lý nguồn tin về tội phạm.
- Khởi tố, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và cưỡng chế.
- Thực hiện khám nghiệm hiện trường, tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra và khám xét.
- Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tin báo về tội phạm; tạm đình chỉ điều tra, phục hồi hoặc kết thúc điều tra.
- Tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định pháp luật.
- Đưa ra yêu cầu điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã hoặc đình nã bị can.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Vai trò của Kiểm sát viên theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 bao gồm:
- Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu.
- Kiểm sát quá trình thụ lý và giải quyết các vụ việc dân sự.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trong quá trình giải quyết.
- Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ việc.
- Kiểm sát các bản án, quyết định của Tòa án.
- Kiến nghị và yêu cầu Tòa án tuân thủ đúng các quy định tố tụng.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Công tố viên và luật sư khác nhau như thế nào?
Sự khác biệt giữa Luật sư và Công tố viên là khá rõ ràng. Công tố viên chịu trách nhiệm truy tố đối tượng phạm tội, trong khi Luật sư bảo vệ và bào chữa cho người bị buộc tội.
Công tố viên trực tiếp tiến hành các hoạt động tố tụng, còn Luật sư tham gia vào các hoạt động tố tụng với vai trò bảo vệ quyền lợi cho bị cáo.
So sánh cụ thể như sau:
Vai Trò và Chức Năng
- Công tố viên: Đại diện cho nhà nước, có trách nhiệm điều tra, truy tố và tham gia vào quá trình xử lý các vụ án hình sự. Nhiệm vụ chính của công tố viên là bảo vệ lợi ích của cộng đồng và thi hành pháp luật.
- Luật sư: Đại diện và cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, tổ chức trong các vấn đề pháp lý. Luật sư tư vấn, đại diện trước tòa, và bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
Nguyên Tắc Điều Động
- Công tố viên: Thường được cơ quan công tố chỉ định cho một số vụ án cụ thể, không phải là sự lựa chọn của bên cáo.
- Luật sư: Thường được bên cáo hoặc bên đương sự chọn lựa và thuê để đại diện cho họ trong các vụ án hoặc vấn đề pháp lý khác.
Liên Quan Đến Tòa Án
- Công tố viên: Thường đại diện cho bên nguyên tố, và có trách nhiệm đề xuất mức án phạt cho bị cáo trong các phiên tòa.
- Luật sư: Có thể đại diện cho bên cáo hoặc bên đương sự, và thường tham gia vào quá trình chuẩn bị và thực hiện phòng vệ trước tòa.
Phạm Vi Công Việc
- Công tố viên: Thường chỉ làm việc trong lĩnh vực tố tụng hình sự.
- Luật sư: Có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau, bao gồm hình sự, dân sự, doanh nghiệp, lao động, gia đình, và nhiều lĩnh vực khác.
Mức lương của công tố viên hiện nay bao nhiêu?
Sau khi hiểu rõ về công tố viên là gì, chắc hẳn sẽ không ít người thắc mắc về mức lương của công tố viên.
Như đã giải thích ở trên, tại Việt Nam không có công tố viên mà thay vào đó là kiểm sát viên với chức vụ tương đương. Vì vậy mức lương của kiểm sát viên sẽ được quy định như sau:
Mức lương kiểm sát viên = Mức lương cơ sở * hệ số lương
Trong đó, mức lương cơ sở đến trước ngày 01.07.2023 là 1.490.000 đồng/tháng. Kể từ ngày 01. 07.2023, cán bộ công chức viên chức sẽ được áp dụng mức lương cơ sở mới là 1.800.000 đồng/tháng.
- Hệ số lương của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là từ 6.20 – 8.00
- Hệ số lương của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh là từ 4.40 – 6.78
- Hệ số lương của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh là từ 2.34 – 4.98
Ngoài lương ra, kiểm sát viên còn nhận được một khoản phụ cấp trách nhiệm, được tính dựa trên các yếu tố như hệ số lương chức vụ, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, và phụ cấp thâm niên vượt khung.
Những câu hỏi thường gặp về công tố viên là gì?
Dưới đây là giải đáp những thắc mắc về công tố viên bạn có thể tham khảo:
Công tố viên và luật sư ai lớn hơn?
Công tố viên và luật sư không có sự phân biệt về “ai lớn hơn” trong hệ thống pháp lý, vì họ đảm nhận các vai trò khác nhau trong quá trình tố tụng.
Công tố viên là người đại diện cho Nhà nước, thực hiện chức năng truy tố và bảo vệ công lý trong các vụ án hình sự. Trong khi đó, luật sư là người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.
Mỗi bên có quyền hạn và trách nhiệm riêng biệt và cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ công lý và quyền lợi của các bên liên quan.
Công tố viên học ngành gì?
Để trở thành kiểm sát viên hoặc công chứng viên, bạn cần có bằng cử nhân ngành Luật và hiểu rõ nghiệp vụ điều tra cảnh sát. Bên cạnh đó, bạn cũng phải thành thạo các kỹ năng tranh biện, hùng biện và phân tích, xử lý thông tin.
Công tố viên ở Việt Nam gọi là gì?
Công tố viên tại Hàn Quốc có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của tất cả công dân, với vai trò là đại diện cho lợi ích công cộng. Họ có quyền trình bày lên Tòa án không chỉ những chứng cứ buộc tội mà còn cả những chứng cứ có lợi cho bị cáo.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về công tố viên là gì. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết hoặc còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề trên, đừng ngại để lại bình luận để được HR Insider hỗ trợ giải đáp nhé.
>>> Xem thêm:
- Sales Admin là gì? Công việc sales admin có thực sự dễ dàng?
- Data Analyst là gì? Khám phá nghề phân tích dữ liệu
- Kỹ sư xây dựng là gì? Công việc và yêu cầu của một kỹ sư xây dựng
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.