• .
adsads
Untitled design 31
Lượt Xem 30 K

Với phương pháp STAR, bạn sẽ trả lời phỏng vấn trôi chảy mọi vấn đề và chinh phục mục tiêu trở thành “ngôi sao” sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Bạn có thể là “ngôi sao” sáng giá nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Bạn trả lời phỏng vấn ấn tượng và trôi chảy mọi vấn đề từ đầu đến cuối. Thế nhưng, khi phải trình bày một tình huống hoặc thuật lại một trường hợp cụ thể để thể hiện ấn tượng kinh nghiệm và kĩ năng, bạn dường như bắt đầu lạc trôi trong câu chuyện và quên mất mục tiêu của mình là gì. Nếu bạn thường xuyên gặp phải trục trặc “khó xơi” này, mô hình STAR dưới đây sinh ra là dành cho bạn!

Hãy thử tưởng tượng bạn đang trong một buổi phỏng vấn. Bạn đang thể hiện vô cùng tốt. Nhà tuyển dụng thì tương đối hài lòng về bạn. Chỉ còn một vấn đề cuối cùng họ muốn đặt ra. Và nhà tuyển dụng bắt đầu bằng một câu hỏi không thể làm khó bạn hơn nữa: “Hãy kể cho chúng tôi nghe về một lần bạn từng…”

Dạ dày của bạn bắt đầu quặn lên, mồ hôi thì tuôn như tắm. Bạn vặn hết óc để suy nghĩ và lục lọi trong quá khứ bất kỳ một câu chuyện nào có liên quan đến yếu tố được đề cập (thậm chí tìm cách dựng lên chúng khi chẳng có gì từng xảy ra!). Thế nhưng, điều tồi tệ chính là bạn không thể lường trước được mọi câu chuyện. Do đó, việc lạc lối là điều hiển nhiên. Đừng quá lo lắng, cách trả lời phỏng vấn theo mô hình STAR sẽ giúp bạn xử lí câu hỏi khó nhằn này và trả lời chúng theo cách ấn tượng nhất có thể.

Phương pháp STAR là gì?

Đây là một mô hình cho phép bạn có thể trả lời trực tiếp dạng câu hỏi như trên bằng cách tuân theo các trình tự nhất định trong lời đáp. Đây là mô hình áp dụng với các câu hỏi yêu cầu những tình huống thực tế bạn đã từng xử lý trong quá khứ. Những câu hỏi dạng này thường bắt đầu theo kiểu như:

  • Hãy kể về một lần bạn từng…
  • Bạn làm gì khi…
  • Bạn đã bao giờ…
  • Hãy đưa ra một ví dụ cho thấy bạn…
  • Hãy mô tả về…

Nghĩ ra một ví dụ điển hình phù hợp với câu hỏi đã khó. Sau đó, phát triển chúng thật chi tiết nhưng không quá dài dòng, dễ hiểu nhưng đáp ứng được mọi yêu cầu lại càng khó hơn. Kĩ năng STAR cho phép bạn thực hiện điều này mà không phải toát mồ hôi, sôi nước mắt một chút nào. Mô hình STAR tượng trưng cho các bước sau:

  • Tình huống (Situation): Mô tả một bức tranh tình huống và những chi tiết kèm theo.
  • Nhiệm vụ (Task): Mô tả nhiệm vụ chính của bạn trong tình huống này là gì.
  • Hành động (Action): Diễn tả từng bước cụ thể bạn thực hiện để hoàn thành nó.
  • Kết quả (Result): Chia sẻ kết quả những hành động của bạn mang lại.

Bằng cách tuân theo 04 bước tiêu chuẩn này khi trả lời phỏng vấn, ứng viên có thể vạch ra một dàn ý cụ thể giúp câu chuyện của mình đi theo trình tự logic hợp lý nhất và ấn tượng nhất, cũng như giúp nhà tuyển dụng có thể theo được câu trả lời mà không phải lạc lối trong mớ “hỗn độn” đầy những chi tiết được đề cập đến một cách mơ hồ.

Trả lời câu hỏi theo mô hình STAR

Sau khi đã có cái nhìn khái quát về các bước, hãy thực hiện theo từng bước cụ thể trong mô hình STAR như sau để có được câu trả lời tốt nhất.

1. Tìm một ví dụ điển hình nhất phù hợp câu hỏi

Mô hình STAR chỉ thật sự hữu ích nếu bạn tìm được một tình huống cụ thể và liên quan đến nội dung được hỏi. Đó là lí do tại sao điểm khởi đầu là vô cùng quan trọng để tìm ra một tình huống phù hợp nhất trong suốt cả hành trình đi làm của bạn trong quá khứ. Thông thường, không có cách nào để bạn nắm bắt được khi nào nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn hoặc hỏi về vấn đề gì. Chính vì vậy, bạn cần chuẩn bị sẵn một số câu chuyện mà bạn có thể linh hoạt thay đổi hoặc thích ứng với nhiều câu hỏi nhà tuyển dụng có thể đưa ra.

Chinh phục mục tiêu là ứng viên ngôi sao với phương pháp STAR

Hãy nghĩ về những thành công trước đây bạn gặt hái được và sắp xếp câu chuyện của chúng theo mô hình STAR. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lắp ráp nội dung câu chuyện trong đầu, hãy thoải mái xin phép nhà tuyển dụng cho bạn một vài phút để tập trung suy nghĩ. Một câu trả lời ấn tượng sau phút giây suy nghĩ sẽ đáng giá hơn một câu trả lời phỏng vấn vội vàng nhưng trống rỗng ngay khi vừa được hỏi.

2. Sắp xếp tình huống

Sau khi đã chọn xong kịch bản cho mình, đã đến lúc để bạn sắp xếp tình huống của mình một cách cụ thể và hợp lí nhất. Mặc dù việc thêm những chi tiết không cần thiết sẽ tăng tính thực tế và lôi cuốn cho câu chuyện của bạn. Nhưng nếu như nhà tuyển dụng hỏi về một lần bạn không đáp ứng được kỳ vọng khách hàng, họ sẽ chẳng muốn nghe thêm gì về toàn bộ dự án hay cách bạn đã thu phục những khách hàng này như thế nào.

Chinh phục mục tiêu là ứng viên ngôi sao với phương pháp STAR

Mục tiêu của bạn là vẽ ra một bức tranh cụ thể nhất và nhấn mạnh vào trọng tâm của nó, để kết quả bạn thể hiện sâu đó ấn tượng hơn nhiều. Hãy giữ cho mọi thứ thật ngắn gọn và chỉ tập trung vào những gì thật sự liên quan đến câu hỏi. Chìa khóa để áp dụng mô hình STAR thành công đó là sự đơn giản. Hãy cố gắng chỉ dùng từ 1 – 2 câu trả lời cho mỗi bước.

Ví dụ, khi được nhà tuyển dụng hỏi về một lần bạn đạt được mục tiêu mà ban đầu bạn nghĩ ngoài tầm với, bạn có thể sắp xếp một tình huống đơn giản trong 1 – 2 câu như: “Trong vị trí Digital Marketing cũ tôi từng đảm nhận, công ty tôi đã đưa ra quyết định tập trung vào email marketing và tìm cách để tăng danh sách người đăng kí email nhiều nhất có thể.”

3. Nhấn mạnh vào nhiệm vụ bạn phải làm

Bạn kể câu chuyện này vì mục đích rõ ràng – bạn đang nắm giữ một vị trí trọng yếu, nói cách khác bạn là nhân vật chính trong câu chuyện này. Đây chính là bước bạn nhấn mạnh cho nhà tuyển dụng thấy rằng, bạn là mảnh ghép phù hợp cho câu hỏi của họ. Ở bước này, trước khi đi sâu vào kể lể bạn đã làm những gì, hãy vạch ra nhiệm vụ của bạn đang làm trong tình huống ấy, hoặc bất kỳ mục tiêu nào được đặt ra bạn cần phải đạt được.

Chinh phục mục tiêu là ứng viên ngôi sao với phương pháp STAR

Trở lại với tình huống Digital Marketing ở trên, đến bước này, bạn hãy kể tiếp nhiệm vụ của mình: “Là Email Marketing Manager của công ty, trong quý đầu tiên, nhiệm vụ của tôi là phải tăng 50% danh sách email đăng kí.”

4. Chia sẻ cách bạn thực hiện nhiệm vụ

Sau khi đưa ra bức tranh tổng thể, đã đến lúc bạn đi vào chi tiết giải thích việc bạn đã làm. Bạn đã làm những bước gì để đạt được mục tiêu hay hoàn thành nhiệm vụ? Hãy kể ra và tốt nhất là kèm theo những số liệu hoặc dẫn chứng xác thực, thay vì những câu trả lời mơ hồ như “tôi đã làm một số nghiên cứu…” hay “tôi đã nỗ lực để…”. Đây là cơ hội để bạn tỏa sáng với nhà tuyển dụng. Bạn có làm việc với một nhóm trong tình huống đó? Bạn có một bản kế hoạch xuất sắc? Bạn sử dụng phần mềm mới lạ? Những chi tiết nổi bật cần được chắt lọc để khiến câu trả lời của bạn tăng giá trị hơn.

Chinh phục mục tiêu là ứng viên ngôi sao với phương pháp STAR

Chẳng hạn, các bước bạn làm để hoàn thành nhiệm vụ tăng 50% danh sách đăng kí email ở vị trí Email Marketing Manager kể trên là: “Tôi đã xem lại những bài viết cũ trên blog công ty và thêm vào mục đăng ký email để cập nhật nội dung mới. Tiếp theo, tôi làm việc với đội ngũ Marketing để xây dựng một buổi hội thảo yêu cầu đăng ký email để được tham gia. Những điều này đã đưa những người dùng quan tâm đến công ty vào danh sách đăng ký của chúng tôi.”

5. Nhấn mạnh vào kết quả

Và cuối cùng, đây là lúc để bạn tỏa sáng! Kết quả chính là đánh giá xác thực cho toàn bộ câu chuyện bạn kể. Dĩ nhiên, kết quả phải mang tính tích cực nhất thay vì bạn vẽ ra một câu chuyện đầy cảm hứng cho nhà tuyển dụng nhưng kết cục lại không mấy mong đợi. Cho dù bạn kể một câu chuyện bạn thất bại hoặc không thành công, hãy chắc rằng kết thúc nó bằng một bài học đáng giá hoặc bạn đã làm gì để cải thiện sai lầm này.

Chinh phục mục tiêu là ứng viên ngôi sao với phương pháp STAR

Rất nhiều ứng viên thất bại trong việc đưa ra một kết quả hợp lí cho những gì họ đã trình bày. Nhà tuyển dụng có thể không quan tâm nhiều lắm đến những gì bạn làm nhưng một con số ấn tượng vào phút chót có thể là chiếc neo giữ hình ảnh của bạn chói lọi trong trí nhớ của họ. Do đó, hãy cố gắng sử dụng số liệu để tạo ảnh hưởng đáng kể.

Như việc nỗ lực để tăng danh sách email ở trên, một kết quả từ 25,000 người theo dõi lên 40,000 người, vượt quá KPIs đến 20% sẽ là một đáp án thuyết phục và là cái kết đẹp cho toàn bộ câu chuyện bạn vẽ ra ở trên.

Mô hình STAR có thể còn mới mẻ với bạn ở những lần đầu nhưng nếu tập luyện thường xuyên, bạn có thể dễ dàng chinh phục được câu hỏi khó nhằn của nhà tuyển dụng. Trả lời phỏng vấn một cách ấn tượng và bạn sẽ là ứng viên tiềm năng nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

 

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers