adsads
quá tải công việc
Lượt Xem 274

Bạn cảm thấy gần đây dường như quá tải công việc với bản thân? Ngày nào bạn cũng có một danh sách dài những việc cần làm, cắm mặt vào màn hình từ 9h sáng đến quá giờ tan làm nhưng vẫn không thể nào xong việc. Mỗi khi xắn tay áo làm việc, bạn lại thở ngắn than dài vì không biết phải bắt đầu mọi thứ từ đâu. Vậy dấu hiệu và nguyên nhân của việc quá tải này đến từ đâu? Từ bản thân công ty, cấp trên đang “dồn ép” quá nhiều việc cho bạn hay từ chính bản thân bạn?

Quá tải công việc là gì?

Quá tải công việc là quá trình làm việc quá sức trong thời gian dài và vượt quá khả năng chịu đựng về mặt thể chất và tinh thần. Khi quá tải, nhân viên sẽ không thể duy trì được sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống của họ. 

Tình trạng quá tải công việc kéo dài, công việc căng thẳng, ít thời gian nghỉ giải lao khiến cho nhân viên cảm thấy bản thân đang làm việc quá sức. Khi đó họ có thể bị kiệt sức do sự căng thẳng kéo dài khiến họ bị lao lực, giảm hiệu quả và dần rời xa công việc cả về mặt tinh thần và thể chất.

quá tải công việc

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị quá tải công việc

Không có thời gian cho việc khác 

Có phải bạn không thể sắp xếp được thời gian cho những cuộc hẹn ngoài giờ làm? Bao lâu rồi bạn không gặp gỡ bạn bè, người thân? Hoặc đơn giản là một buổi tối thư giãn của riêng bạn? Hay những gì bạn trải qua dạo gần đây là những lần “OT” liên tiếp, những đêm chong đèn cặm cụi vì mang việc về nhà? Mỗi người luôn có 24h như nhau. Đã khi nào bạn tự hỏi tại sao cùng một khối lượng công việc nhiều như thế, nhưng “cấp trên” của bạn vẫn ung dung thong thả xếp lịch hẹn ăn tối cùng mọi người còn bạn thì bó tay? Có thể nguyên nhân không đến từ số lượng công việc mà ở cách bạn sắp xếp thời gian cho những gì bạn đang làm.

Không an tâm giao việc cho người khác 

Bạn luôn ôm đồm quá nhiều thứ trên vai. Nguyên nhân nằm ở việc bạn không thể an tâm khi giao việc cho bất kỳ một ai khác. Bạn thà làm tất cả mọi thứ từ A đến Z để đảm bảo mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch của bạn. Đây vừa là một “căn bệnh” vừa khiến bạn phải gánh nhiều việc hơn, vừa khiến cấp dưới cảm thấy chán nản khi họ không thể có được sự tin tưởng từ bạn.

Cảm giác ăn, ngủ, làm việc trong mơ

Trong cuộc sống và công việc của chúng ta có những căng thẳng tốt (ngắn hạn) và căng thẳng xấu (dài hạn). Trong khí căng thẳng tốt có thể giúp giải phóng các chất hóa học giúp bạn hoạt động tốt hơn, giúp não bộ được linh hoạt hơn. Thì căng thẳng xấu lại có thể khiến bạn bị “bào mòn”, gây kiệt sức, khiến bạn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe. 

Một số người đã phải thốt lên về sự ám ảnh khi quá tải công việc, khiến họ căng thẳng đến một luôn nghĩ về công việc như ăn, ngủ, làm việc trong mơ. Điều đó thật sự khiến tâm trí bạn không được nghỉ ngơi. Luôn trong trạng thái quá mệt mỏi.

cách để không quá tải công việc

Mệt mỏi, sức khỏe đi xuống

Làm việc quá tải thường dẫn tới cảm giác kiệt sức và mệt mỏi bởi căng thẳng đè lên cả cơ thể và trí óc. Dấu hiệu của việc mệt mỏi do quá tải thường thấy đó là bạn bắt đầu ngày mới một cách uể oải, mất động lực đến công ty và phải dựa vào “Caffein” để sống sót suốt cả ngày làm việc. Điều này thậm chí còn ảnh hưởng đến các vấn đề thể chất khác như bạn thường xuyên đau đầu, cảm vặt, đau gáy, nhức mỏi cơ thể. Không chỉ vậy, cảm xúc và các mối quan hệ xung quanh của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nếu như bạn không thật sự chú ý đến điều này.

Khó thư giãn

Đây chính là dấu hiệu thường thấy nhất khi bạn làm việc quá sức, thậm chỉ có thể bị kiệt sức. Điều này xuất phát từ việc nạn luôn trong tâm thế phải sẵn sàng cho công việc. Điều này khiến bạn như bị nhốt trong trạng thái có thể đối phó với bất cứ điều gì có thể xảy ra.

Bạn gặp khó khăn trong việc thư giãn bởi vì không có thời gian cho việc đó, hoặc sợ sự làm phiền khi luôn sẵn sàng trong tâm thế làm việc. Như vậy thì dù bạn có thực sự muốn được thư giãn cũng khó có thể thư giãn nỗi.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu bài test tuyển dụng phổ biến nhất hiện nay

Nguyên nhân dẫn đến quá tải công việc

Có nhiều nguyên nhân khiến cho nhân viên cảm thấy quá tải trong công việc. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu.

Kỳ vọng quá cao

Trong quá trình làm việc, nhân viên có thể sẽ phải làm việc nhiều giờ hơn. Có khi thời hạn đến nhanh hơn so với dự kiến và nhà tuyển dụng yêu cầu nhân viên của họ phải làm thêm giờ để có thể hoàn thành công việc đúng hạn. Mặc dù tiền làm thêm giờ có thể thúc đẩy nhân viên, nhưng họ vẫn cảm thấy mệt mỏi khi cần làm thêm nhiều ngoài giờ làm chính.

Cảm giác luôn được kết nối

Công nghệ chính là một trong những nguyên nhân khiến họ cảm thấy không có đủ thời gian để nghỉ ngơi. Vì nhiều người liên tục kết nối với thiết bị của họ nên các nhà tuyển dụng có thể yêu cầu nhân viên trả lời email hoặc tin tin nhắn bất kỳ vào thời điểm nào trong ngày. Điều này khiến họ cảm thấy bị làm phiền và bỏ thêm nhiều thời gian để làm việc thay vì được yên tĩnh nghỉ ngơi và thư giãn sau thời gian làm việc.

Văn hóa công sở

Văn hóa nơi làm việc cũng có thể khiến nhân viên cảm thấy bị mệt mỏi quá tải như việc mọi người đi làm sớm và ở lại làm muộn. Những nhân viên khác có thể cảm thấy muốn làm điều tương tự. Điều này đúng với những nhân viên mới. Họ cảm thấy cần chứng minh giá trị của mình bằng cách làm nhiều giờ hơn. 

Tuy nhiên, điều quan trọng đối với các nhà quản lý chính là ưu tiên hàng đầu cho sức khỏe của nhân viên cũng như thiết lập giờ làm hợp lý, nhằm hạn chế tình trạng quá tải trong công việc.

nguyên nhân dẫn đến quá tải công việc

Cách vượt qua việc quá tải công việc

Sắp xếp kế hoạch phân bổ công việc

Thay vì đụng đâu làm đấy và dẫn đến việc quá tải, bạn nên ưu tiên sắp xếp thứ tự công việc của mình theo thời gian và mức độ quan trọng của mỗi nhiệm vụ. Đây là cách hiệu quả để đảm bảo rằng bạn luôn hoàn thành bất kỳ “deadline” nào. Nếu nhiệm vụ này chưa quan trọng, bạn có thể dời qua hôm sau để tập trung làm những gì gấp gáp hoặc trọng yếu nhất. Việc lên danh sách những việc bạn cần làm trong ngày sẽ không bao giờ là thừa. Khi làm như thế, bạn sẽ luôn biết những gì bạn phải làm và luôn đảm bảo một ngày của bạn không bao giờ “chệch đường ray” chỉ vì công việc phát sinh hoặc tồn đọng.

Tập trung vào công việc quan trọng

Nếu bạn dành đến 60% thời gian trong ngày chỉ để soạn và trả lời email, điện thoại với khách hàng, photo giấy tờ, giải quyết những chuyện lặt vặt thì bạn sẽ đào đâu ra thời gian để xử lý những nhiệm vụ quan trọng hơn? Dù bạn có hoàn thành tốt hoặc nhanh chóng những việc vặt này, nhưng sếp lại không thể khen thưởng bạn chỉ vì bạn hoàn thành chúng. Những việc vặt không thể mang lại cho bạn lợi ích lớn lao. Thay vào đó, bạn nên học cách chọn lựa ngay top 3 việc quan trọng nhất cần xử lý trong ngày, và cố gắng hoàn thành từ trên xuống để không tồn đọng qua hôm sau.

Thư giãn khi cần thiết

So với một người làm tù tì từ sáng đến tối, một người kết hợp giữa nghỉ ngơi và làm việc xen kẽ sẽ có nhiều năng lượng để bắt đầu ngày mới hiệu quả hơn. Sức khỏe là vàng. Do đó, đừng bao giờ chủ quan và xây dựng tâm lý “cố làm nốt cho xong” mỗi ngày. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn nếu tích tụ lâu dài. Dành ra khoảng 10 phút tản bộ ngoài văn phòng, order đồ ăn vặt cùng đồng nghiệp, một giấc ngủ ngắn khoảng 10 phút hoặc thư giãn đầu óc với một bản nhạc nhẹ sẽ giúp bạn cảm thấy sảng khoái, minh mẫn hơn để bắt tay vào khung giờ làm việc buổi chiều.

Chủ động phân chia công việc hợp lý

Thay vì dồn mọi công việc vào bản thân, bạn nên học cách phân chia khối lượng công việc cho cấp dưới hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng nghiệp. Tất nhiên sẽ chẳng có ai từ chối khi họ thấy bạn đang gánh một khối lượng lớn công việc. Đây cũng là một cách giúp bạn nâng cao hiệu quả làm việc và phối hợp nhịp nhàng với mọi người xung quanh. Hãy dành thời gian suy nghĩ xem bạn có thể làm tốt việc gì, những việc nào bạn cần hỗ trợ hoặc ai sẽ là lựa chọn xuất sắc cho nhiệm vụ này. Khi biết cách chia nhỏ khối lượng công việc, bạn sẽ có nhiều thời gian để tập trung hơn vào những gì trọng yếu.

Trò chuyện với sếp nếu cần

Nếu như bạn đã áp dụng mọi biện pháp nhưng bất thành, có lẽ đã đến lúc bạn nên có một buổi nói chuyện nghiêm túc với cấp trên của mình. Hãy trao đổi thẳng thắn với sếp vấn đề bạn đang gặp phải và tìm kiếm sự hỗ trợ từ sếp. Tuy nhiên, đừng vội tiếp cận sếp của bạn với những lời than vãn và chỉ trích vì công việc quá nhiều.

Hãy nhẹ nhàng chỉ ra lý do vì sao bạn không thể “cân” hết mọi việc, điều này ảnh hưởng đến hiệu suất chung như thế nào, và quan trọng hết, hãy luôn đi kèm với giải pháp. Bạn có thể yêu cầu sếp tìm cho bạn một nhân viên hoặc cộng sự để cùng bạn đảm nhận công việc, hoặc phân chia việc bớt cho những đội nhóm khác. Khi bạn đưa ra vấn đề kèm giải pháp, cấp trên sẽ lắng nghe và xử lý tình huống của bạn nhanh gọn hơn rất nhiều.

Quá tải công việc là một vấn đề phổ biến trong môi trường làm việc hiện đại, đặc biệt khi phải đối mặt với khối lượng công việc lớn và áp lực từ các dự án. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm cảm giác mệt mỏi, căng thẳng kéo dài và hiệu suất làm việc giảm sút. Để giải tỏa hiệu quả, bạn có thể cân nhắc phân chia công việc hợp lý, nghỉ ngơi đầy đủ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp. Nếu bạn đang tìm việc làm tại Gia Lai hoặc tìm việc làm tại Hà Nội, hãy lựa chọn công việc phù hợp với khả năng để tránh rơi vào tình trạng quá tải.

Các cơ hội việc làm Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh cũng mang lại nhiều lựa chọn cho bạn, nhưng đừng quên kiểm soát khối lượng công việc để duy trì sức khỏe tinh thần. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên biết cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc làm Kon Tum hay việc làm Phú Yên, hãy tìm kiếm các vị trí phù hợp với khả năng của mình để tránh tình trạng quá tải. Cuối cùng, việc chuẩn bị một CV rõ ràng và súc tích sẽ giúp bạn dễ dàng ứng tuyển vào các vị trí phù hợp, từ đó giảm áp lực và giúp bạn tìm được công việc tốt nhất.

Công việc sẽ không thể suôn sẻ nếu như bạn luôn cảm thấy quá tải, mệt mỏi. Cuộc sống không thể vui nếu công việc không thể thuận lợi. Chính vì thể, cần có những điều chính phù hợp để bạn có thể cải thiện tình trạng quá tải công việc của mình. Hy vọng rằng với những gợi ý của chúng tôi trên đây sẽ giúp bạn có thể thoát khỏi tình trạng quá tải công việc. Mang lại sự hứng thú cho công việc cũng như cuộc sống của mình.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Long Châu tuyển dụng, Lalamove tuyển dụng, tuyển dụng Phương Trang, Gojek tuyển dụng, Transimex tuyển dụng, SPX Express tuyển dụng, JobsGO tuyển dụngManpower tuyển dụng.

>>> Xem thêm các chia sẻ thú vị sau:

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

 

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan
qa qc là gì

QA QC là gì? Mô tả công việc và sự khác nhau giữa QA, QC

Cả QA và QC đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng. Vậy QA QC là...

996 là gì

Giải đáp 996 là gì? Ưu nhược điểm của văn hoá làm việc này là gì? 

Mỗi quốc gia sẽ có những văn hóa và phong cách làm việc khác nhau. 996 được biết đến là cách gọi chỉ văn hóa...

po là gì

PO là gì? Quy trình sử dụng và cách để quản lý PO hiệu quả

PO được biết đến là một khái niệm có liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ quá trình mua bán hàng...

seeding là gì

Seeding là gì? Cách seeding hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp

Bạn đã bao giờ nghe về "seeding" và muốn tìm hiểu về khái niệm này là gì? Trong thế giới kỹ thuật số ngày nay,...

Bài Viết Liên Quan
qa qc là gì

QA QC là gì? Mô tả công việc và sự khác nhau giữa QA, QC

Cả QA và QC đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm...

996 là gì

Giải đáp 996 là gì? Ưu nhược điểm của văn hoá làm việc này là gì? 

Mỗi quốc gia sẽ có những văn hóa và phong cách làm việc khác nhau....

po là gì

PO là gì? Quy trình sử dụng và cách để quản lý PO hiệu quả

PO được biết đến là một khái niệm có liên quan đến các hoạt động...

seeding là gì

Seeding là gì? Cách seeding hiệu quả nhất dành cho doanh nghiệp

Bạn đã bao giờ nghe về "seeding" và muốn tìm hiểu về khái niệm này...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers