• .
adsads
có nên nhảy việc
Lượt Xem 975

Không ít bàn dân công sở đã phải “đau đầu” với bài toán muôn thuở: “Có nên nhảy việc không?”. Nóng vội dễ dẫn đến những quyết định cảm tính, đôi khi dẫn đến sai lầm. Nhưng trì hoãn và cứ mãi đắn đo thì cơ hội sẽ chẳng đợi chờ. Vậy thời điểm nào và khi nào mới thích hợp để nhảy việc?

1. Có nên nhảy việc?

Có nên nhảy việc?” là câu hỏi mà nhiều bạn trẻ hiện nay đang tìm kiếm câu trả lời, bởi có thể đang bị lạc lối với việc khám phá đam mê nghề nghiệp của mình. Những ai đã quen với nhảy việc dường như luôn cảm thấy bị hấp dẫn bởi những cơ hội mới. 

Có nên nhảy việc không? Thời điểm nào thích hợp để nhảy việc?

Ở những năm tháng đầu của sự nghiệp, bạn sẽ khó phát triển toàn diện trong công việc nếu chỉ ở mãi một vị trí hay một công ty nào đó. Vì thế nhảy việc chính là đòn bẩy đắc lực giúp bạn tìm ra lĩnh vực phù hợp và yêu thích. Đồng thời, tạo động lực để đạt được những thành tựu to lớn hơn. 

Nhảy việc là không xấu, nhưng nếu nhảy việc quá thường xuyên thì sẽ lợi bất cập hại. Điều này không chỉ gây hại cho bản thân mà còn gây hại cho nơi bạn đã làm việc. Khi nhảy việc quá thường xuyên thì bạn đang lãng phí thời gian của chính mình mà không mang lại hiệu quả gì. Bởi vì bạn phải cần từ 6 tháng trở lên để có thể hoàn toàn quen thuộc và thành thạo với công việc hiện tại của mình.

Vậy có nên nhảy việc không? Câu trả lời sẽ là có nếu bạn cảm thấy điều đó mang lại lợi ích cho bạn và thực sự phù hợp. Tuy nhiên, không nên nhảy việc thường xuyên chỉ vì “đứng núi này trông núi nọ” và bạn chưa thực sự nỗ lực trong công việc. 

2. Thời gian nhảy việc phù hợp

Các chuyên gia về tuyển dụng và nhân sự trên thế giới cho rằng ở bất cứ quốc gia nào và thị trường lao động nào, các doanh nghiệp hầu như đều ít nhiều gặp biến động về nhân sự thời điểm đầu năm hoặc sau kỳ nghỉ Tết dài. Thực tế nếu xét về góc độ thời gian, có lẽ đây là lúc khá phù hợp nếu bạn đang có dự định nhảy việc bởi một vài lý do như: 

  • Một là, bạn đã trải qua một kỳ nghỉ Tết đủ dài để refresh bản thân và đang rất sẵn sàng cho một nơi làm việc mới với những đồng nghiệp mới. 
  • Hai là, nếu nghỉ vào giữa năm hoặc cuối năm, bạn rất khó để nhận được khoản thưởng Tết một cách trọn vẹn. Do đó, đầu năm mới sẽ là thời điểm thích hợp nhất đi kèm với tâm lý “năm mới sẽ dễ dàng để bắt đầu một điều gì đó mới mẻ một cách thuận lợi hơn”. 
  • Ba là, đầu năm là thời điểm các công ty tuyển dụng sôi nổi, việc làm cũng nhiều hơn đồng nghĩa với việc cơ hội để bạn lựa chọn công ty phù hợp nhất với nguyện vọng của bản thân cũng rộng mở hơn. 

Tuy nhiên, nếu không phải vì khoản thưởng Tết hấp dẫn thì cuối năm cũng có thể xem là thời điểm đáng xem xét nếu bạn đã có một offer tốt hơn từ nơi làm mới. Bởi lẽ đây là thời điểm là “tỷ lệ chọi” thấp nhất trong năm khi nhu cầu tuyển dụng vẫn có nhưng hồ sơ thì lại rất hiếm hoi. Trong khi đó, việc bạn chuyển công ty vào những tháng cuối năm cũng sẽ giúp bạn hoàn thành 2 tháng thử việc trong năm cũ và sẽ thuận lợi cho việc tính thưởng Tết đủ tháng làm việc chính thức/ năm ở công ty mới.

3.  Lúc nào bạn cần quyết định nhảy việc?

3.1 Lương không tương ứng với năng lực

Bạn cảm thấy mức lương hiện tại không còn xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Bạn thấy mình mất đi động lực làm việc, dễ dàng từ bỏ công việc hiện tại. Đây chính là lúc thích hợp để bạn nhảy việc và tìm kiếm cho mình một chốn khác để tìm lại động lực cho bản thân, thông qua việc được trả thù lao đúng mức mà bạn đáng được nhận.

3.2 Công việc quá nhàm chán, không đổi mới

Sau bao lâu bạn đi làm mà bản thân vẫn “đứng yên một chỗ” với cùng một mục công việc ấy, điều đó làm bạn cảm thấy nhàm chán và hao hụt ý chí, không có điều mới mẻ để học hỏi thì đây chính là lúc bạn nên nhảy việc. 

Tìm kiếm cho mình một công việc mới có thể phát huy bản thân, đồng thời học hỏi được nhiều điều mới để có thể thoát khỏi sự trì trệ. Một công việc mới mang đến cho bạn cảm hứng chính là quyết định thực sự cần thiết vào lúc này cho bạn.

3.3 Bạn không được đánh giá cao

Không ai muốn những đóng góp và quá trình làm việc của mình không được đánh giá cao hay không được công nhận đúng với năng lực của mình. Khi những cống hiến của bạn được công nhận chắc chắn bạn sẽ có thêm nhiều năng lượng tích cực để có thể tiếp tục công việc dù khó cách mấy. Ngược lại sẽ làm bạn bị mất hứng thú và trì trệ dần trong công việc. 

Khi mất đi sự đánh giá cao trong doanh nghiệp thì việc tìm kiếm một công việc mới là điều hoàn toàn hợp lý.

3.4 Môi trường làm việc gặp vấn đề

Nếu cảm thấy môi trường làm việc không thực sự ổn thì bạn cũng có thể thay đổi môi trường làm việc khác tốt hơn, để bản thân có thể cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn trong công việc. 

Bạn chuyên nghiệp, giỏi giang, chủ động, hòa đồng,… thế nhưng mọi thứ không đi theo những gì bạn mong. Mối quan hệ xung quanh với sếp, đồng nghiệp,… ngày càng tệ. Đây chính là lúc bạn nên cân nhắc về quyết định thay đổi sự nghiệp của mình.

3.5 Định hướng sự nghiệp của bạn không phù hợp

Nếu bạn cảm thấy vị trí việc làm của mình không có cơ hội thăng tiến, tương lai mịt mờ bởi định hướng sự nghiệp và phát triển của bạn khác với công ty đặt ra. Đó chính là lúc bạn nên thay đổi nó.

Khi một công ty/ doanh nghiệp không tạo cơ hội để bạn có thể phát huy và phát triển bản thân, tạo giá trị cho cuộc sống thì rõ ràng bạn nên ra đi để tìm cho mình một cơ hội tốt hơn.  

4. Nhảy việc sao cho nhẹ nhàng, tinh tế

Nếu như chúng ta đã có câu trả lời cho việc có nên nhảy việc, nhảy việc lúc nào, thì bây giờ chúng ta cùng xem nhảy việc thì thế nào cho tính tế, “văn minh” nhé!

4.1 Nêu lý do chính đáng nghỉ việc 

Có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thế nên, bạn nên đưa ra những lý do chính đáng khi xin nghỉ việc. Những lý do đó có thể là: Bạn muốn nghỉ ngơi sau những năm tháng miệt mài cống hiến và tìm kiếm cho mình một nơi gần nhà để tiện đi lại và gần với gia đình hơn. Bạn cảm thấy mình không thực sự phù hợp với doanh nghiệp nữa, dành cơ hội cho những bạn trẻ đầy tiềm năng hơn, hoặc lý do cá nhân từ bạn. 

4.2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ đến ngày cuối cùng 

Dù bạn sắp nghỉ việc nhưng hãy tiếp tục làm mọi thứ một cách chuyên nghiệp. Đừng vì sắp nghỉ việc mà xử lý mọi thứ hời hợt và trễ nải. Nếu bạn làm việc hời hợt thì những hình ảnh đẹp của bạn bao lâu nay sẽ hoàn toàn bị sụp đổ. Những tin đồn này có thể lan ra những doanh nghiệp khác và làm bạn mất đi những cơ hội hấp dẫn khác trong tương lai. 

Đừng quên thực hiện công tác bàn giao lại mọi thứ cho cấp trên và những người đảm nhận công việc đó. Điều này thể hiện phong thái chuyên nghiệp của bạn, đồng thời tạo ấn tượng tuyệt vời cho mọi người xung quanh bạn.

4.3 Lời chào trân trọng 

Lời chào đầy trân trọng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp về bạn trong lòng đồng nghiệp và sếp của mình. Sự biết ơn và kính trọng đối với những người đã đồng hành, hợp tác và giúp đỡ trong quá trình làm việc thể hiện sự tinh tế, văn minh. 

Một vài món quà bé xinh cũng có thể là một hình thức chia tay đầy giá trị và ý nghĩa cho nơi bạn đã từng cống hiến và làm việc suốt thời gian dài.

4.4 Nói lời cảm ơn chân thành

Bên cạnh lời chào chính là những lời cảm ơn chân thành nhất dành cho những người đã luôn đồng hành với bạn trong suốt hành trình vừa qua. Điều này sẽ cho mọi người thấy được lòng chân thành từ bạn. Giúp bạn có thể lưu giữ những mối quan hệ tốt đẹp, biết đâu sẽ có thêm cơ hội cho bạn ở nơi mới. 

Có nên nhảy việc không? Thời điểm nào thích hợp để nhảy việc?

4.5 Giữ liên lạc với đồng nghiệp cũ 

Khi bước chân ra khỏi công ty/ doanh nghiệp trước không có nghĩa là bạn trút đi tất cả những gì liên quan đến nơi này. Bạn có thể giữ lại cho mình những mối tốt đẹp trong ngành, công việc. Điều này có thể mang đến cho bạn những cơ hội mà đồng nghiệp cũ có thể mang lại cho bạn.

Xem thêm: Các câu hỏi về kỹ năng giao tiếp cơ bản nhất

4.6 Đừng nhảy việc quá thường xuyên

Suy cho cùng, nhảy việc không hoàn toàn là xấu. Chỉ có nhảy việc sai cách mới là nguyên nhân khiến hình ảnh của bạn trở nên xấu đi trong mắt mọi người. Hãy xem xét là lựa chọn thời gian phù hợp để tìm một công việc khác để phát triển bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm và chuyên môn cho mình. 

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho việc có nên nhảy việc không? Bài viết cũng cung cấp đến bạn thời điểm và cách nhảy việc sao cho phù hợp và mang đến hiệu quả. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn cái nhìn khác quan hơn về vấn đề này cũng như giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất với mình. 

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sasin tuyển dụng, VTC Academy tuyển dụng, Edufit tuyển dụng, FPT Education tuyển dụng, VAS tuyển dụng, Vui Học tuyển dụng, eTeacher tuyển dụng, và Onschool tuyển dụng.

— HR Insider —

VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Đừng bỏ lỡ các cập nhật mới nhất từ các tin tức tuyển dụng sau:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers