adsads
Shutterstock 1353022007 19
Lượt Xem 740

Còn Brainstorm, chính là hoạt động trong những cuộc họp để các thành viên trong đội nhóm đưa ra ý tưởng cho một vấn đề, là cơ hội để mọi người được đưa ra ý kiến và cũng giúp lãnh đạo đưa ra được những quyết định khách quan, đa chiều nhất.

Vậy nhưng liệu có phải cuộc brainstorm nào cũng hiệu quả, khi não của chúng ta cũng biết “đi bão”, cũng hòa vào đám đông và chỉ xuôi theo ý kiến của người khác. Kết quả là trong nhiều buổi brainstorm, ai cũng đưa ra ý kiến, nhưng nhìn lại thì cứ thấy “same same” nhau. Vậy làm sao để brainstorm hiệu quả hơn? 

Cùng xem qua những lý do có thể khiến cuộc brainstorm của bạn đi xa nhé!

Những cuộc thảo luận “bất đối xứng”

Sẽ luôn có những cá nhân hoạt bát và chiếm ưu thế hơn trong các cuộc họp brainstorm. Họ nhanh chóng đưa ra hàng loạt ý kiến mà không để thời gian cho các thành viên khác trong team được lên tiếng. 

Hiệu ứng “mỏ neo”

Các thành viên chỉ xoay quanh thảo luận 1 vài ý tưởng ban đầu được đưa ra, điều này vô tình đã bỏ qua rất nhiều ý tưởng tiềm năng từ các thành viên khác.

“Khoảng lặng” brainstorm

Các thành viên không có sự chuẩn bị, ngồi nhìn nhau và để lại một “khoảng lặng đáng sợ”, ai cũng mang một nét mặt căng thẳng chỉ sợ tên mình được réo lên. Và đương nhiên kết quả của những cuộc brainstorm này chỉ là những idea sơ sài mà bạn chỉ kịp nảy ra khi bị ép. 

Bí kíp để não không đi bão trong mỗi lần brainstorm

Brainwriting

Hãy viết xuống ý tưởng của bạn, vì chỉ dùng lời nói không sẽ khiến bạn dễ quên và nhầm lẫn những ý quan trọng của ý tưởng. Một phương pháp để tận dụng nguồn lực tối đa trong lúc brainstorm đó là yêu cầu tất cả các thành viên ghi ý tưởng của họ ra giấy. Phương pháp này khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong nhóm (bao gồm cả những người trầm tính hoặc thành viên có suy nghĩ thận trọng), đồng thời giúp giảm thiểu sự cố chấp và thành kiến cá nhân. Phương pháp này có quy trình thực hiện rất đơn giản:

Đầu tiên, mọi người im lặng ghi xuống danh sách các ý tưởng của mình một mảnh giấy ẩn danh trong khoảng 15 phút hoặc ít nhất 3 – 5 ý tưởng. Cách này đảm bảo mọi người được tự do sáng tạo mà không sợ bị phán xét.

Sau 15 phút, mỗi người chuyển tờ giấy của mình cho người bên cạnh để họ bổ sung và mở rộng những ý tưởng đó. Các bạn hãy tiếp tục chuyển các tờ giấy cho đến khi chúng đi hết vòng tròn. Sau khi hoàn thành, người chủ trì sẽ chia sẻ tất cả các ý tưởng trên bảng để mọi người cũng thảo luận, đánh giá.

Phương pháp brainstorming ngược

Đây là kỹ thuật kết hợp brainstorming với tư duy phản biện, đảo ngược vấn đề. Phương pháp này nhằm giúp các thành viên trong nhóm đưa ra những ý tưởng ngược lại với những gì đang được đề xuất, từ đó mở rộng khả năng của brainstorming để đưa ra những giải pháp sáng tạo tiềm năng hơn nữa. Đây là một cách hay thường được áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn hay hạn chế trong việc đưa ra câu trả lời xuôi chiều, trực tiếp. Thay vì lặp lại ý tưởng đã được thành viên khác đưa ra, lật lại vấn đề sẽ giúp giải pháp của bạn thiết thực hơn. 

Bước 1: Xác định vấn đề chính cần giải quyết và viết nó xuống 1 tờ giấy hoặc lên bảng chung. 

Bước 2: Tiến hành đảo ngược vấn đề bằng các câu hỏi như “Làm thế nào để tạo ra các kết quả, phản ứng ngược lại?”.

Bước 3: Brainstorm giải quyết vấn đề ngược để tạo ra các giải pháp ngược. Ở bước này, bạn hãy để các ý tưởng sáng tạo được tự do phát triển mà không có bất kỳ giới hạn nào.

Bước 4: Sau khi “bão não” tất cả ý tưởng có thể để giải quyết vấn đề ngược, bạn hãy đảo ngược chúng cho các giải pháp, thách thức ban đầu.

Mind mapping

Đôi khi những ý kiến tưởng đưa ra ban đầu không phải là những ý tưởng xuất sắc, nhưng đó lại là tiền đề để tạo ra những ý tưởng tốt hơn. Đối với kỹ thuật này, nhóm có thể bắt đầu với 1 ý tưởng sau đó phân nhánh các yếu tố liên quan đến ý tưởng đó. Lập ra sơ đồ tư duy là cách trực quan để tiếp cận và triển khai ý tưởng một cách hiệu quả. 

Trên đây là những giải pháp hiệu quả để “não không đi bão” trong lúc brainstorming mà VietnamWorks gợi ý. Hãy thử áp dụng trong các cuộc họp sắp tới để giúp hiệu quả làm việc của nhóm của bạn tăng lên đáng kể nhé!

 

Xem thêm: Chốn công sở – Nơi “một rừng có rất nhiều hổ”

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers