• .
adsads
em gian cong ty da tu choi tuyen em co hop ly khong 5
Lượt Xem 36 K

“Em nghĩ họ cũng nên xin lỗi em một tiếng vì em cũng đã đến làm bài test và phỏng vấn đến 2 buổi. Nếu em đã không sang chảnh book uber đi phỏng vấn thì cũng phải tốn xăng chạy xe máy đến. Thật ra chẳng sang chảnh gì đâu, quan điểm của em là mình nên đạt trạng thái tốt nhất cho mọi một cuộc phỏng vấn, áo quần không nhễ nhại mồ hôi vì nắng nóng, đầu tóc không bù xù, rối ren vì mũ bảo hiểm. Vậy nên nếu trong điều kiện cho phép thì em sẽ chọn đi ô tô. Địa điểm phỏng vấn cũng không xa nhà em là mấy, cách khoảng 50 ngàn phí taxi. Nói chung em cũng tốn thời gian, chi phí chuẩn bị vật chất và tinh thần cho phỏng vấn. Thế mà họ chẳng nói một lời xin lỗi nào cả làm em có chút hụt hẫng.

Dẫu em biết là người viết email cho em không phải là người có lỗi nhưng họ đang đại diện cho một tổ chức thì họ nên nói lời nào đó dễ nghe một chút. Sau này, người ở công ty đó có lời bảo em sang làm (không phải người phòng nhân sự) nhưng em từ chối, có nhiều nguyên nhân nhưng một phần là em “giận” cái cách làm việc khiến em phật ý đó. Nó làm em có ấn tượng không tốt về một công ty.

Em đang là ERP software consultant, nghề mà cái gì cũng biết nhưng cái gì cũng không biết ấy. Em có làm liên quan đến mảng nhân sự rồi nhưng đa số là tính toán và các chính sách C&B, các vấn đề nghiệp vụ tuyển dụng hay ứng xử gì đó thì em không biết chi tiết. Nhưng em thấy rất kì lạ về chuyện nhà tuyển dụng tự cho mình đứng ở vị trí lợi thế hơn ứng viên. Em thì nghĩ quá trình tuyển dụng là quá trình hợp tác công bằng của 2 bên để tìm được kết quả tốt nhất. Ứng viên failed cũng đâu có nghĩa là cuộc đời họ chấm dứt tại đó. Nhà tuyển dụng chọn xong rồi cũng chưa chắc họ chọn đúng, nhiều trường hợp phải chọn lại và chọn tiếp. Nghề của em được xúc với nhiều doanh nghiệp và nhiều cấp bậc nhân viên, em nhận ra năng lực của nhân viên mỗi công ty thật không giống như em tưởng tượng.

Trước em còn nhỏ dại cứ tưởng những người được chọn vào làm việc là những người xuất sắc của xuất sắc vì họ phải qua đến mấy bận thi tuyển cam go, cạnh trang khốc liệt (cái này em từng :D). Hoá ra nhiều người hoặc không phải thông qua thi tuyển, hoặc vì dùng hết năng lực vào thi tuyển rồi nên đến khi vào làm thực tế trở nên cạn kiệt, hoặc bị nhìn nhầm là “người phù hợp” nhận ra mình “không thuộc về nơi này” nên chán nản không tận tâm làm việc mà cũng không nỡ từ bỏ. Nhiều người bảo với em gửi email ứng tuyển công ty nhỏ công ty lớn gì cũng không thấy trả lời, kể cả 1 cái email tự động cũng không. Với em thì một email mời ứng tuyển gửi đại trà từ mấy công ty bảo hiểm em cũng trả lời cảm ơn và xác nhận em không tham gia. Người ta cứ lên báo nói chuyện ứng viên vụng về thế này, sai chính tả thế nọ. Thực tế cũng có nhiều nhà tuyển dụng hay nhân viên của họ làm việc cũng không hay hơn mấy, viết cũng sai chính tả, email cũng không đầu không đuôi.

Em nghĩ rồi một ngày sẽ là ứng viên chọn nhà tuyển dụng, nên nhà tuyển dụng không nên để ứng viên review xấu về mình, sẽ ảnh hưởng xấu đếu công việc tuyển dụng sau này. Nói mãi vẫn chưa thấy câu hỏi đâu, chốt lại xin cho em hỏi, trên quan điểm là người trong lĩnh vực nhân sự các anh chị có ý kiến như thế nào: Em đánh giá không tốt về công ty đã huỷ offer với em là hợp lý không hay đó là chuyện bình thường? Em quá chu đáo hay là vài nhà tuyển dụng/ người làm mảng tuyển dụng hời hợt?” – một bạn đọc chia sẻ với HR Insider.

Vậy, em “giận” công ty đã từ chối tuyển em, có hợp lý không? Đóng góp câu trả lời của bạn tại ĐÂY.

adsads
Bài Viết Liên Quan
Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập và các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn đã...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan
Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty,...

Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers