adsads
Shutterstock 2091841882
Lượt Xem 42 K

Kỹ năng ra quyết định là gì?

Khái niệm kỹ năng ra quyết định là một quá trình phân tích, tìm hiểu và so sánh giữa nhiều lựa chọn khác nhau để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp và tốt nhất. Quyết định được đưa ra có khả năng ảnh hưởng đến tích cực hoặc tiêu cực đến cuộc sống của bản thân, hoặc lớn hơn là sự phát triển của doanh nghiệp.

Quyết định được đưa ra thường được chia thành 3 loại là quyết định theo chuẩn, quyết định cấp thời và quyết định có chiều sâu.

Rèn luyện kỹ năng ra quyết định hiệu quả để thành công hơn

Vai trò của kỹ năng ra quyết định

Khi gặp các vấn đề trong cuộc sống hay công việc, nắm được kỹ năng ra quyết định sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất, đồng thời tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt.

Với các bạn trẻ, vai trò của kỹ năng ra quyết định còn quan trọng hơn. Bởi khả năng đưa ra quyết định khôn ngoan, chín chắn không chỉ tạo cơ hội thành công mà còn là dấu hiệu của sự trưởng thành.

Không chỉ các nhà quản trị mới cần rèn luyện kỹ năng ra quyết định mà mỗi cá nhân cũng nên rèn luyện kỹ năng này để có thể làm chủ các lựa chọn của bản thân, nắm bắt được cơ hội phát triển, thành công cho chính mình.

Rèn luyện kỹ năng ra quyết định

Dưới đây là những kỹ năng cần thiết để ra quyết định hiệu quả và chính xác mà bạn có thể tham khảo, rèn luyện mỗi ngày:

Đừng quá chú ý đến ý kiến của người khác

Với những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp hay cuộc đời của bạn, chỉ có bạn mới có thể đưa ra được quyết định cuối cùng cho mình. Tất nhiên, bạn sẽ phải tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè và những người có kinh nghiệm, chuyên môn. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là ý kiến tham khảo, bởi người đưa ra quyết định cuối cùng cũng là bạn.

Người có kỹ năng tư duy và ra quyết định hiệu quả là người luôn chắc chắn với quyết định của mình, luôn kiên định theo đuổi đến cùng và không để ý kiến của người khác ảnh hưởng đến phán đoán của bản thân khi ra quyết định. Vì thế, để rèn luyện kỹ năng ra quyết định chính xác, bạn nên tập cho mình thói quen kiên định và đừng quá chú ý đến ý kiến của người khác.

Xin lời khuyên từ chuyên gia thật sự tin tưởng

Với nhiều tình huống xảy ra, đôi khi bạn sẽ cần những lời khuyên để đưa ra được quyết định chính xác nhất. Vì thế, bạn hãy xin lời khuyên từ những người có chuyên môn mà bản thân thực sự tin tưởng. Đừng xin ý tưởng về việc lên kế hoạch truyền thông – tiếp thị từ một thầy giáo tiểu học, bởi đây không phải là chuyên ngành của họ. 

Ghi lại quyết định ra giấy

Khi ra quyết định, bạn hãy ghi chúng ra giấy. Có thể việc này nhiều người sẽ nghĩ là thừa thãi khi mà quyết định cuối cùng được đưa ra.

Thế nhưng, khi ghi quyết định ra giấy cùng những vấn đề như: Tại sao bạn lại lựa chọn phương án/quyết định này? hệ quả đi kèm là gì?… để rút kinh nghiệm cho những lần đưa ra quyết định sau. Bên cạnh đó, trong tương lai khi nhìn lại, bạn cũng sẽ nhìn lại được vì sao ở thời điểm đó lại đưa ra lựa chọn như thế.

>> Xem thêm: Văn hóa công ty không phù hợp? Người chuyên nghiệp nên làm gì?

Hãy để hành động chứng minh cho quyết định

Khi bạn đưa ra quyết định, chắc chắn sẽ gặp nhiều ý kiến khác nhau, đồng ý có và trái chiều cũng có. Việc của bạn là thực hiện các hành động để chứng minh cho quyết định đó là chính xác. Không có điều gì minh chứng rõ ràng hơn việc hành động đạt kết quả. Vì thế, khi trình bày các kỹ năng ra quyết định các chuyên gia thường dùng hành động hơn là lời nói suông.

Xem xét tình huống khi ra quyết định

Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn cần đặt các câu hỏi để xem quyết định này đã thỏa đáng hay chưa. Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo đặt ra cho mình như: “Quyết định này giải quyết được những vấn đề gì?” “Có quyết định nào tốt hơn không?” “Mức độ rủi ro và thành công trong quyết định này là bao nhiêu?”,…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chuẩn bị cho bản thân phương án dự trù, đề phòng trường hợp quyết định phát sinh các rủi ro đáng tiếc để thay thế kịp thời. Hãy cố gắng kiểm soát mọi thứ chu toàn hơn khi đưa ra những quyết định trong công việc và cuộc sống.

Kiên quyết trong quyết định của mình

Một khi đã đưa ra quyết định, bạn hãy kiên quyết với quyết định đó, đừng để tình trạng 5 phút thay đổi quyết định một lần. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến bản thân bạn mà người khác còn đánh giá bạn là người không kiên định, thiếu chuyên nghiệp.

Tất nhiên, kỹ năng ra quyết định theo những thông tin tốt nhất mang tính thời điểm là điều cần thiết. Tuy nhiên, đừng vội thay đổi các quyết định, hãy nỗ lực để thực hiện từ đầu đến cuối với quyết định của bạn. 

Rèn luyện kỹ năng ra quyết định trong 4 bước

Rèn luyện kỹ năng ra quyết định trong 4 bước

  • Bước 1: Cần hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra quyết định
  • Bước 2: Nhận định các giải pháp giải quyết vấn đề phát sinh
  • Bước 3: Đưa ra các ý kiến đồng tình và phản đối với mỗi quyết định
  • Bước 4: Lựa chọn giải pháp tốt nhất và thực hiện tốt giải pháp đó.

Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề là hành trang không thể thiếu trên con đường chạm tay tới thành công của bạn. Vì thế, hãy rèn luyện kỹ năng này ngay từ bây giờ nhé!

Tham khảo thêm các bài viết có liên quan sau:

  • Visual là gì? Hiểu về hình ảnh và vai trò của nó trong thiết kế và truyền thông
  • Mindset là gì? Tư duy ảnh hưởng đến thành công của bạn như thế nào
  • Lạc quan là gì? Lợi ích của tư duy tích cực trong cuộc sống
  • Năng lực là gì? Định nghĩa và cách phát triển năng lực cá nhân
  • Critical thinking: Kỹ năng tư duy phản biện và cách áp dụng hiệu quả
  • Tự tin là gì? Xây dựng sự tự tin để đạt được mục tiêu
  • Manifest là gì? Tìm hiểu khái niệm và cách sử dụng trong cuộc sống
  • Bonus là gì? Các hình thức thưởng và ý nghĩa trong công việc
  • Interpersonal skills là gì? Kỹ năng giao tiếp và tương tác trong môi trường làm việc
  • Tư duy logic là gì? Tìm hiểu về tư duy logic và tầm quan trọng của nó trong giải quyết vấn đề

— HR Insider —

VietnamWorksWebsite tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng tạo không chỉ giúp công ty phát triển mà còn...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing, điển hình là SEO. Vậy Outline là gì và làm...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó còn là lời hứa, là cảm xúc và cả sự...

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing,...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó...

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers