• .
adsads
shutterstock 562767583
Lượt Xem 2 K

Hiệu suất công việc giảm? Liệu nhảy việc có phải là phương án tốt nhất?

Nguyên nhân khiến hiệu suất công việc giảm

Căng thẳng trong hiệu suất công việc

Đầu tiên hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân khiến hiệu suất công việc giảm. Như bạn thấy căng thẳng tại nơi làm việc là một kẻ giết chết hiệu suất. Trong thời đại cạnh tranh này, chúng ta cảm thấy áp lực trong việc đáp ứng nhu cầu công việc và mục tiêu của tổ chức. 

Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống kém, thiếu sự an toàn trong công việc, các vai trò xung đột trong công việc và khối lượng công việc nặng nhọc đều là những nguyên nhân phổ biến gây ra căng thẳng trong công việc.

Trên thực tế, căng thẳng là nguyên nhân của 60% đến 80% các vụ tai nạn trong công việc. Theo Đại học Eastern Kentucky, các công ty Mỹ thiệt hại 150 tỷ đô la hàng năm vì những nhân viên hoạt động không hiệu quả.

Tác động của Môi trường Nơi làm việc

Theo các chuyên gia nghiên cứu, môi trường làm việc ảnh hưởng đến 90% năng suất công việc. Nếu bạn cảm thấy hiệu suất công việc giảm do áp lực môi trường, điều này sẽ gây tổn hại cho doanh nghiệp trầm trọng. Bởi những nhân viên khác cũng sẽ cảm thấy áp lực từ môi trường giống như bạn và hiệu quả trong công việc cũng sẽ giảm sút.

Ví dụ như tiếng ồn quá mức và các yếu tố gây xao nhãng khác ảnh hưởng đến sự tập trung tinh thần vào năng suất. Nơi làm việc không an toàn có thể dẫn đến tai nạn và thương tích. Đây chỉ là một vài trong số các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường làm việc. Nhưng thường đây không phải là lý do khiến nhiều người muốn nghỉ việc.

Việc áp lực từ đồng nghiệp cũng là một trong những ảnh hưởng từ môi trường gây hại đến tinh thần làm việc của bạn. Họ đang đối xử ngầm với bạn theo một cách khác là khi làm việc trực tiếp với người quản lý.

Sự suy diễn của bản thân

Đây là một trong những lý do đáng trách nhất, vì đơn giản bạn không vượt qua được dòng cảm xúc suy nghĩ của mình. Bạn đang nghĩ mình làm quá kém, không xứng đáng, hay bạn thấy mình đang gặp quá nhiều vấn đề đến nỗi không tiếp tục.

Nếu bạn đang trong dòng suy nghĩ này thì đi đến môi trường nào bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự, muốn chuyển việc, nhảy việc thường xuyên. Bạn không tìm ra câu trả lời cho bản thân, luôn thấy áp lực. Khi bạn không hành động loại bỏ chúng, xã hội sẽ loại bỏ bạn.

Trường hợp nào nên và không nên nhảy việc khi hiệu suất giảm?

Đầu tiên nếu bạn cảm thấy là do năng lực bản thân như yếu kém, mất tập trung, trì hoãn hay buôn chuyện là nguyên nhân chính khiến hiệu suất công việc giảm thì bạn không nên nhảy việc. Đây là một trong những lý do dù bạn đi đâu, chuyển sang môi trường nào cũng không khiến bạn có hiệu suất tốt hơn. Đã đến lúc bạn cần tập trung để cải thiện kỹ năng của mình tốt hơn.

Nếu hiệu suất của bạn giảm do cảm xúc của bạn, giống như khi bạn chia tay người yêu khiến chúng ảnh hưởng tới bạn, hay bất cứ mối quan hệ nào khác. Có lẽ bạn nên vạch ranh giới rõ ràng giữa mối quan hệ của bạn và công việc này. Điều này sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả công việc nếu bạn không cho phép chúng hoạt động trong vùng.

Trường hợp bạn mâu thuẫn với quản lý hay sếp, nó chưa quyết định được luôn rằng bạn nên nhảy việc mà hãy sẵn sàng tinh thần để giải quyết chúng, và nếu bạn thực sự không cảm thấy phù hợp với họ, hãy chuyển tới môi trường tốt hơn.

Chắc chắn rồi, bạn có thể nhảy việc luôn nếu cảm thấy môi trường này không phù hợp với bạn. Khoan đã, hãy xét đến nhiều khá cạnh hơn như sự phát triển bản thân, quyền lợi của bạn, mục tiêu trong năm nay và một vài yếu tố khác ảnh hưởng trực tiếp đến bạn.

Việc thiết lập các cột mốc quan trọng giúp bạn hình dung ra con đường rõ ràng hướng tới mục tiêu hiệu suất của mình cả trong cuộc sống nghề nghiệp và cá nhân. Hiệu suất công việc và năng suất của bạn bị ảnh hưởng khi bạn không có bất kỳ mục tiêu hoặc mục tiêu nào để mong đợi. Vì vậy, hãy tập trung vào việc thiết lập mục tiêu và cách bạn muốn hoàn thành chúng.

Đôi khi bạn cần tìm rõ nguyên nhân trước khi nhảy việc để tránh mất thời gian, công sức và tiền bạc. Xem bài viết của HR Insider như một bài viết tham khảo để tránh những rủi ro không đáng có trong tương lai. 

>> Xem thêm: Dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên nghỉ việc và bắt đầu thử sức với những trải nghiệm mới

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Tham khảo thêm các tin tuyển dụng việc làm cơ hội phát triển cập nhật mới nhất:

ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC

VietnamWorks là nền tảng tuyển dụng trực tuyến lớn nhất Việt Nam, với hơn 20 năm kinh nghiệm và hàng triệu ứng viên tiềm năng. VietnamWorks kết nối hiệu quả người tìm việc với các nhà tuyển dụng uy tín trên mọi lĩnh vực, giúp người tìm việc nhanh chóng tìm được công việc mơ ước. Tại VietnamWorks, người tìm việc sẽ được truy cập hàng ngàn tin tuyển dụng mới nhất, cập nhật liên tục từ các doanh nghiệp hàng đầu, tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và sở thích. Ứng tuyển dễ dàng chỉ với vài thao tác đơn giản. Đặc biệt, người tìm việc làm có thể tạo CV trực tuyến miễn phí, chuyên nghiệp và thu hút nhà tuyển dụng và nhận gợi ý việc làm phù hợp dựa trên CV và kinh nghiệm, để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers