• .
adsads
shutterstock 1031383843
Lượt Xem 3 K

Bạn là tuýp người sếp nói gì nghe đó và không có khái niệm cùng sếp nhìn nhận ra vấn đề. Bạn sợ rằng mỗi lần làm “phật ý” thì cơ hội thăng tiến của chính mình lại ít đi. Khi đối mặt với những khó khăn trong công việc bạn thường chọn cách chấp nhận mọi quan điểm dù đúng dù sai từ phía người quản lý. 

Bạn biết không? Khi chấp nhận thách thức với vai trò lãnh đạo đồng nghĩa với việc thêm một lần nữa nhìn lại bản thân, năng lực quản lý và dung hoà con người, rèn luyện, khiêm nhường nhưng không tầm thường và tận dụng mọi cơ hội để làm nên điều khác biệt. Hãy trang bị những kỹ năng chấp nhận để tự mình “rèn giũa” tố chất bên trong trước khi đảm nhận vị trí thăng tiến để quản lý trong tương lai.

Thành thật và chấp nhận với kết quả cuối cùng

Bất kì sự nỗ lực nào cũng đều có quyền kỳ vọng về kết quả tích cực cuối cùng. Tuy nhiên, không phải sự thành công nào cũng đi đúng lộ trình được đặt sẵn, vì có rất nhiều yếu tố cản trở làm xoay chuyển hướng khôn lường.

Người quản lý “thiếu năng lực” sẽ vội từ chối thực tại và biện mình hàng triệu lí do dẫn đến sự thất bại này. Họ chẳng thèm dò xét lại một kế hoạch thiếu sót, những chiến lược thất bại, những hiệu quả tài chính chưa ăn khớp mà chỉ nhắm vào cấp dưới. 

Là một người dẫn dắt đúng chuẩn mực, đừng để nhân viên của mình rơi vào cái vòng luẩn quẩn than thân trách phận hay đổ lỗi cho nhau. Chỉ cần lấy lại tinh thần và suy nghĩ xem, làm thế nào để dự án sự kiện tiếp theo thành công rực rỡ là đủ. 

Người quản lý biết chấp nhận thất bại của chính mình và người khác

Chẳng ai là hoàn hảo và chưa từng mắc sai lầm, nên thế đừng vội buông lời “đanh thép” với nhân viên của bạn. Hãy chủ động chấp nhận và đón nhận tích cực những thiếu sót của chính mình, của cộng sự theo sau vì trốn tránh là điều không thể. 

Sự chấp nhận thường bị hiểu nhầm là sự chấp thuận hoặc biện minh cho sự thay đổi, nhưng thực tế không phải vậy. Chấp nhận là thừa nhận sự thật và từ bỏ thời gian, công sức và sức lực đã lãng phí trong một kế hoạch chưa “chỉn chu”.

Trách nhiệm của người quản lý là luôn giữ được cái đầu lạnh và bình tĩnh trong mọi tình huống dẫu hiện thực có tệ đến như thế nào. Chiến thắng lớn nhất mà người quản lý có thể đạt được là sự chấp nhận bản thân. Những thất bại hôm nay sẽ “giới thiệu” cho bạn  những điểm mạnh trong tương lai.

Làm chủ cảm xúc và linh hoạt chấp nhận cho mục tiêu chung 

Chúng ta, những cá thể mang nhiều cảm xúc cũng vì thế mà không ít lần bị xao nhãng bởi người này hoặc người khác. Điều quan trọng với bạn lúc này là đừng để bị những vấn đề nhỏ làm mất thời gian và phải giữ sự tập trung vào mục tiêu quan trọng nhất.

Giữ vai trò quản lý, bạn sẽ thường phải đối mặt với những hoàn cảnh nằm ngoài tầm kiểm soát của kế hoạch. Nhất là trong bối cảnh ảnh hưởng kinh tế toàn cầu khó mà xoay chuyển, buộc lòng rằng nhà quản lý phải chấp nhận điều chỉnh.

Sự chấp nhận vào đúng thời điểm sẽ mang lại cho bạn lợi thế để tiến về phía trước theo cách hiệu quả nhất, thay vì tiến hành một kế hoạch bất khả thi, đấu tranh đến cùng như dự định vào những hoàn cảnh mà bạn không thể kiểm soát.

Chấp nhận trao quyền cho những đóng góp giá trị

Là một người dẫn dắt bạn có thượng thừa những kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên dừng rập khuôn và quy chụp những đóng góp của nhân viên bạn theo quan điểm riêng của chính mình.

Chắc hẳn bạn biết đến Steve Jobs – người sáng lập thương hiệu toàn cầu Apple, người mà danh tiếng lẫy lừng thúc đẩy mọi người làm những điều không thể  đã trở thành huyền thoại. Steve Jobs thành công là vậy nhưng lại thất bại trong chính sự ngưỡng mộ của nhân viên cấp dưới vì lối quản lý “độc tài” của mình.

Steve có một niềm tin tuyệt đối vào ý kiến của bản thân mình và đã vô tình bóp méo cảm giác về quy mô của nhân viên, khiến họ tin rằng một nhiệm vụ không thể đạt được nếu Steve cho rằng không khả thi. 

Kết lại 

Có thể nhận thấy rằng, trở thành người quản lý tốt nhất đồng nghĩa với việc bạn trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính bản thân. Nắm trong tay quyền lực nhưng chắc chắn sẽ không là tất cả vì thử thách luôn song hành trên con đường tìm kiếm sự thành công. Trong đó, biết cách chấp nhận thực tế là một trong những kỹ năng hữu ích nhất để sẵn sàng thay đổi mọi thứ chuyển hướng tích cực.

>> Xem thêm: Chiến thuật thăng chức hiệu quả khi trở lại làm việc

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers