adsads
shutterstock 2032300001
Lượt Xem 1 K

Quay trở lại thói quen cũ của bạn

Có thể là thói quen hàng ngày của bạn đã thay đổi khi làm việc ở nhà, hãy bắt đầu quay trở về với các thói quen cũ của bạn một tuần trước khi bạn trở lại nơi làm việc. Ví dụ: bắt đầu chuẩn bị bữa trưa vào đêm hôm trước hoặc dần dần thức dậy sớm hơn mỗi ngày để điều chỉnh thời gian đi làm. Bằng cách điều chỉnh thói quen làm việc cũ của bạn trước khi bạn quay trở lại, nó sẽ giúp cơ thể và tâm lý của bạn tự điều chỉnh chính nó và sẽ không gây ra stress hoặc sự mệt mỏi không đáng có.

Lên kế hoạch trước

Hãy suy nghĩ kỹ xem bạn nên làm gì nếu sự lo lắng của bạn tăng cao trong khi làm việc. Lập kế hoạch với nội dung làm thế nào bạn để bình tĩnh lại và bạn sẽ đi đến đâu để thực hiện điều đó. Ví dụ như hãy bước ra ngoài văn phòng để tận hưởng không khí trong lành hoặc chuẩn bị sẵn một bài hát yêu thích để nghe mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc uể oải. Bạn không thể đoán trước được liệu mình có bị lo lắng trong khi làm việc hay không, nhưng chỉ cần có một kế hoạch mà bạn có thể thực hiện mỗi khi sự lo lắng đánh gục bạn sẽ rất hữu ích. 

Dọn dẹp gọn gàng chỗ làm việc 

Nếu bạn không đến văn phòng trong nhiều tháng, rất có thể bàn làm việc của bạn sẽ cần dọn dẹp. Hãy đến sớm hơn một chút ở ngày đầu tiên quay về nơi làm việc để làm việc để dọn dẹp bàn làm việc. Hãy cố gắng lau bụi, vứt bỏ những cây cảnh đã bị chết do thiếu nước và đồ ăn nhẹ đã hết hạn sử dụng và thu dọn mọi thứ lộn xộn còn sót lại từ nhiều tháng trước. Môi trường làm việc sạch sẽ, gọn gàng rất có lợi cho sức khỏe tinh thần của bạn.

Luôn nghĩ đến những điều tích cực

Trở lại nơi làm việc có nhiều lợi ích! Ngoài việc một lần nữa tận hưởng thời gian với đồng nghiệp, ngôi nhà của bạn sẽ không còn thực hiện nhiệm vụ kép như không gian làm việc nữa. Nhiều người trong chúng ta đã phải vật lộn để làm việc tại nhà với những đứa trẻ nghịch ngợm cần được trông nom hoặc phải tạo không gian làm việc tạm thời ngoài bàn ăn trong phòng ăn. Quay trở lại văn phòng giúp loại bỏ một số phiền toái đi kèm với việc làm việc ở nhà toàn thời gian. 

Một mẹo nhỏ có thể giúp bạn giữ cho bản thân mình luôn tích cực đó là mỗi buổi sáng, hãy viết ra ba điều hàng đầu mà bạn muốn hoàn thành trong ngày hôm đó. Bằng cách tạo ra một  danh sách ưu tiên một số công việc nào đó cụ thể mỗi ngày, có thể giúp bạn tập trung ý định của mình và tạo ra một kế hoạch cụ thể có nhiều khả năng dẫn đến việc thực hiện, nỗ lực và hiệu suất cao hơn. Nó cũng giúp chống lại sự phân tâm từ các mục “cần làm” khác mà bạn không có kế hoạch hoàn thành ngày hôm đó. Những mục tiêu không hoàn thành đè nặng tâm trí khiến bạn trở nên stress hơn, các nhà khoa học tâm ký giải thích là do bởi một thứ gọi là hiệu ứng Zeigarnik. Họ giải thích rằng mọi người thường ghi nhớ những nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc bị gián đoạn tốt hơn những nhiệm vụ đã hoàn thành bởi vì bộ não của chúng ta có xu hướng tập trung nhiều hơn vào những nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Hãy đồng cảm với bản thân và những người khác

Hãy nhớ rằng bạn khi bạn cảm thấy lo lắng và rất có thể bạn không phải là người duy nhất ở văn phòng cảm thấy như vậy. Mọi người đều có cách đối mặt và tâm lý khác nhau khi đại dịch xảy ra,vì vậy bạn có khả năng gặp những người ngày càng khắt khe khó chịu hơn. Chẳng hạn như họ không thích người khác chạm vào những thứ trong không gian cá nhân của họ và cảm thấy khó chịu khi ai đó nhắc đến họ. Tâm sự với người khác về sở thích của riêng bạn để người khác có thể tôn trọng họ và làm điều tương tự đối với những người xung quanh.

Đó là 5 mẹo mà chúng tôi tổng hợp dành riêng cho bạn. Hãy chuẩn bị cho bản thân để có thể trở lại làm việc hiệu quả và không bị quay cuồng bởi nó nhé! Chúc bạn luôn thành công trong công việc.

 

>> Xem thêm: Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng tạo không chỉ giúp công ty phát triển mà còn...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh tế không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing, điển hình là SEO. Vậy Outline là gì và làm...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó còn là lời hứa, là cảm xúc và cả sự...

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Bài Viết Liên Quan

Nghệ thuật thăng tiến nhờ những ý kiến đóng góp sáng tạo với sếp

Trong môi trường làm việc cạnh tranh ngày nay, việc đưa ra ý kiến sáng...

5 bài học vượt sóng suy thoái cho người đi làm mà chuyên gia đã đúc kết

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, những đợt suy thoái kinh...

Outline là gì meaning

Outline là gì? Cách xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO

Xây dựng một Outline chuẩn là điều cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực Marketing,...

Brand là gì meaning

Brand là gì và tầm quan trọng của nó trong kinh doanh

Brand không chỉ đơn thuần là một chiếc logo, slogan hay bản thiết kế, nó...

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers