adsads
shutterstock 1095009911 2
Lượt Xem 1 K

Tình hình chung lương thưởng thời Covid-19

Trước đại dịch Covid-19 toàn cầu, nhiều công ty không bán được hàng, làm ăn kinh doanh thua lỗ. Dẫn đến tình trạng không ít người lao động tại các công ty rơi vào tình trạng không có việc để làm. Một số khác may mắn hơn thì có việc làm nhưng lương thưởng cũng bị cắt giảm đi nhiều. Khi bị giảm lương thưởng không ít người có suy nghĩ muốn từ bỏ công việc hiện tại để tìm kiếm một việc làm mới. 

Tuy nhiên đây là tình hình khó khăn chung mà hầu hết các doanh nghiệp và người lao động phải đối mặt. Bạn có thể chọn cách đoàn kết cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Hoặc nếu như doanh nghiệp không còn đáp ứng được kỳ vọng thì bạn có thể nhảy việc. Tuy nhiên trước khi nghỉ việc bạn cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng.

Nhảy việc thời kỳ dịch bệnh – nên hay không?

Để có được câu trả lời cho câu hỏi này bạn cần xác định được những yếu tố sau đây:

Xác định được rõ nguyên nhân và mục đích nhảy việc

Trước khi quyết định nghỉ việc bạn nên dành thời gian để suy nghĩ về tình hình thực tế hiện nay, môi trường làm việc, lương thưởng hiện tại đã đáp ứng được nhu cầu sống hiện tại hay chưa?…. để có thể đưa ra được quyết định sáng suốt nhất.

Bạn có thể so sánh mức lương hiện tại ở những vị trí tương đương tại những công ty khác. Nếu như ngành của bạn, vị trí của bạn đều bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và buộc phải giảm lương thì liệu rằng bạn có thể nhảy sang một ngành khác hay một vị trí khác để mức lương cao hơn hay không?

Bạn bị giảm lương do gặp phải lỗi gì hay bạn có thể làm gì để khắc phục thay vì sẽ nhảy việc trong thời điểm nhạy cảm này không? Bạn có tự tin sẽ tìm được một công việc mới trong tình hình hiện tại không? Công ty có những chính sách hỗ trợ nhân viên như thế nào trong tình hình dịch bệnh không?

Hãy tìm ra cho mình câu trả lời chính xác nhất để xác định được vấn đề mà công ty và bản thân đang gặp phải.

Tìm hiểu về công ty mà bạn muốn ứng tuyển

Bạn đang có ý định nhảy việc sang một công ty nào đó thì có thể lên google để tìm kiếm thông tin về những đợt tuyển dụng hoặc đợt sa thải nhân viên gần đây. Để có thể biết được tình hình thay đổi nhân sự của doanh nghiệp, đây là một cách khá hay để bạn quyết định có nên ứng tuyển vào doanh nghiệp hay không.

Bạn cũng nên chủ động tìm hiểu về môi trường làm việc của công ty, chế độ lương thưởng từ những phản hồi của những người đã và đang làm việc tại doanh nghiệp đó. Thông quá đó bạn có thể đánh giá được mức độ phù hợp của bản thân đối với doanh nghiệp mới và đưa ra quyết định nhảy việc trong tình hình khó khăn như hiện nay không.

“Thăm dò” nhà tuyển dụng thông qua buổi phỏng vấn

Trong bối cảnh như hiện nay các đơn vị tuyển dụng thường áp dụng phỏng vấn online. Bạn không thể đến trực tiếp nơi làm việc để “thăm dò” được môi trường làm việc cũng như văn hóa doanh nghiệp. Thế nhưng bạn vẫn có thể khai thác thông tin về cách mà doanh nghiệp đối xử với nhân viên trong tình hình dịch bệnh, những biện pháp để ứng phó trong thời gian sắp tới thông qua việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. 

Cụ thể như chính sách điều chỉnh lương thưởng của công ty, hình thức làm việc, những chính sách ưu tiên…. Bởi chắc chắn bạn không muốn rời bỏ một doanh nghiệp đối xử tệ với nhân viên để nhảy việc sang một nơi có những chính sách tệ tương tự.

Hãy xin nghỉ việc khi tìm được một công việc mới ưng ý

Để tránh trường hợp bạn nghỉ công việc hiện tại mà chưa tìm được công việc mới, thậm chí thất nghiệp trong nhiều tháng dài thì bạn hãy chắc chắn tìm được công việc mới rồi xin nghỉ. Và mạnh dạn đề nghị nhà tuyển dụng về thời gian tháng sau sẽ đi làm. Đừng lo lắng là họ sẽ chọn người khác để thay thế bạn, bởi nếu bạn thực sự phù hợp thì họ sẽ sẵn lòng đợi bạn.

Cân nhắc, so sánh lợi ích giữa nhảy việc và ở lại công ty 

Bạn cần tự hỏi lại xem công việc mới sẽ mang lại cho bạn những gì? Liệu rằng đó có phải là công việc mà bạn đang tìm kiếm và mong muốn hay không? Công việc mới sẽ mang lại cho bạn những lợi ích như thế nào? Nó có thực sự tốt hơn công việc hiện tại hay không. Đừng chỉ vì một lời hứa về mức lương cao hơn hiện tại mà hãy tìm kiếm một nơi cho phép bạn tiến bộ và có thể gắn bó lâu dài. Chỉ nên nhảy việc khi bạn tìm thấy một cơ hội tốt hơn.

Trên đây là một số yếu tố bạn cần cân nhắc khi nhảy việc trong tình hình dịch bệnh. Dịch bệnh vẫn còn kéo dài và chưa có dấu hiệu dừng lại. Do đó người lao động cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc. Thay vì nghỉ việc thì trong thời điểm này bạn có thể trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng còn yếu để nâng cao trình độ. Đến khi dịch bệnh dần ổn định với nguồn kiến thức nâng cao chắc hẳn sẽ có nhiều cơ hội việc làm tuyệt vời dành cho bạn đó.

 

>> Xem thêm: Bạn nên chọn công việc vì tiền, kinh nghiệm hay vì đam mê?

— HR Insider—
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers