• .
adsads
shutterstock 1246077505
Lượt Xem 626

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc đánh gục nhà tuyển dụng hữu ích và thiết thực nhất để bạn có thể tiến gần hơn với mục tiêu và định hướng của mình.

Để đánh gục nhà tuyển dụng và săn đón cho mình cơ hội việc làm tốt nhất, hãy bỏ túi những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn tìm việc sau đây.

Trả lời thư mời phỏng vấn một cách chuyên nghiệp

Vượt qua vòng CV, bạn sẽ nhận được thư mời phỏng vấn từ nhà tuyển dụng, thông thường là qua email cá nhân của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn chỉ việc trả lời rằng bạn sẽ tham gia vòng phỏng vấn. Hãy khai thác cơ hội này bằng cách đặt câu hỏi liên quan đến buổi phỏng vấn để có sự chuẩn bị tốt hơn. 

Hãy đọc kỹ email thư mời để bạn chắc chắn mình sẽ gửi câu trả lời tới đúng địa chỉ người nhận, với nội dung đúng với những gì họ yêu cầu. Điều này chứng minh bạn là một người cẩn thận, phép tắc và tôn trọng đối phương. 

Đừng quên những nguyên tắc cơ bản của một email chuyên nghiệp, bao gồm cách đặt tiêu đề, cách chào hỏi, nội dung chính, lời chào và cảm ơn. Kèm theo đó, đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã tạo cho bạn cơ hội đi tiếp vào vòng phỏng vấn. Nếu họ cho bạn lựa chọn thời gian, địa điểm phỏng vấn, hãy chọn ngày giờ và không gian thuận tiết nhất cho bạn. Bạn cần chắc chắn bạn được nhận đầy đủ thông tin chi tiết về cuộc phỏng vấn sắp tới. Nếu chưa, đừng ngần ngại đặt câu hỏi. 

Bên cạnh đó, nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí đặc thù, hãy hỏi nhà tuyển dụng xem bạn có cần đem bất cứ thứ gì đặc biệt hay chuyên môn không. Điều này thể hiện bạn rất chu đáo, quan tâm và nghiêm túc với công việc mình ứng tuyển.

Sự chuẩn bị chu đáo trước cuộc phỏng vấn

Sau khi nhận và trả lời thư mời phỏng vấn một cách chuyên nghiệp, việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị chu đáo cho cuộc phỏng vấn sắp tới. Hãy dành thời gian cho việc này bởi vì đây là bước cuối cùng để bạn tiếp cận với công việc bạn muốn.

Đầu tiên, tìm kiếm thông tin và tìm hiểu chi tiết hơn về vị trí bạn ứng tuyển. Yêu cầu công việc này bao gồm những yếu tố nào, và bạn đã có được những yếu tố nào trong đó. Điều này giúp bạn thể hiện mạch lạc, suôn sẻ và tự tin hơn khi được nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi như: “Tại sao bạn ứng tuyển vị trí này”, hay “Tại sao bạn nghĩ bạn phù hợp với công việc này”. 

Tiếp theo, tìm hiểu về công ty bạn ứng tuyển, bao gồm những mục tiêu, sứ mệnh, định hướng, quá trình hình thành và phát triển, văn hoá công ty, …, hay thậm chí là về người đứng đầu công ty. Người ta thường nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Lúc đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn, cụ thể hơn về môi trường làm việc sắp đến của mình. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào đều cảm thấy gần gũi, và có cái nhìn cảm tình hơn nếu đối phương quan tâm và tìm hiểu về mình.

Những hiểu biết nhất định cũng là một tiêu chí đánh giá của họ. Hệ thống thông tin rộng lớn giữa thời đại 4.0 cho phép bạn tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn đã tìm hiểu rất kỹ về tiềm năng cũng như năng lực thị trường và vị thế của nhà tuyển dụng.

Kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc đánh gục nhà tuyển dụng

Bạn cần chuẩn bị trước trang phục chuyên nghiệp, phù hợp với văn hoá công ty. Hãy chọn những bộ đồ sang trọng nhưng không quá lố lăng, đủ lịch sự trong buổi ra mắt nhà tuyển dụng. Những yếu tố dường như nhỏ và không cần thiết này nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả ứng tuyển. Cũng có thể đây là cuộc phỏng vấn định mệnh đưa bạn đến gần hơn nữa với mục tiêu, định hướng và hoài bão bấy lâu.

Đặc biệt, nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên nhân sự, và bạn được mời đến cuộc phỏng vấn nhân sự, thì bạn phải là người am hiểu rõ ràng nhất về người đang tuyển dụng bạn trước mặt. Nguồn nhân sự 2021 của nước ta ngày càng dồi dào và đóng vai trò quan trọng trong quá trình tuyển dụng và bồi dưỡng tài năng cho doanh nghiệp. Có thể nói đây là một lĩnh vực tiềm năng và phát triển và yêu cầu đối với công việc này cũng dần “khắt khe” hơn. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sao cho chu đáo và hoàn thiện nhất.

Biết cách định vị bản thân và thái độ chừng mực trong quá trình phỏng vấn

Hãy nói về những điểm mạnh, điểm yếu của bạn sao cho phù hợp, liên quan tới công việc bạn ứng tuyển. Đồng thời, chia sẻ cho đối phương biết về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của bạn để họ cảm thấy bạn là một người có tầm nhìn và biết cách xây dựng kế hoạch khoa học. 

Trong thái độ ứng xử, hãy giữ một thái độ bình tĩnh, tự tin và có chừng mực. Luôn giữ nụ cười tươi tắn trên môi là một điểm cộng rất lớn. Hít thở thật sâu và tìm cách truyền động lực cho bản thân trước buổi phỏng vấn diễn ra. Kỹ năng giao tiếp cũng sẽ được đánh giá trong quá trình trao đổi đó. Nghiêm túc, tập trung lắng nghe và những thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp để đảm bảo bạn nắm rõ và không thắc mắc, lặp lại câu hỏi về những gì họ đã truyền đạt cho bạn. Đừng ngại hỏi nếu bạn cảm thấy không hiểu hay muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đang được nói đến. 

Kinh nghiệm đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trước khi kết thúc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường sẽ đặt câu hỏi: “Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?”. Đừng bao giờ trả lời là “Không” bởi vì đây là cơ hội để bạn tìm hiểu sâu hơn về công ty, như văn hoá công ty, các bộ phận của công ty hay định hướng phát triển của họ. Dưới đây là những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo:

Cơ hội thăng tiến trong công ty là như thế nào?

Văn hoá đặc trưng của công ty là gì?

Tôi có phải đi làm vào cuối tuần?

Bạn có thể nói chi tiết hơn về định hướng phát triển công ty của bạn trong tương lai không?

Những câu nên hỏi nhà tuyển dụng trên đây sẽ góp phần giúp bạn lấy được ánh nhìn tốt hơn từ phía nhà phỏng vấn. Điều này còn cho thấy bạn là một người thực sự muốn làm việc và gắn bó lâu dài cùng công ty.

Gửi thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng

Nếu bạn là một ứng viên đã có kinh nghiệm, bạn hãy gửi thư cảm ơn cho nhà tuyển dụng, chốt hạ bằng hành động thể hiện sự lịch thiệp và tôn trọng này thể hiện sự biết ơn của bạn đối với những người tham gia buổi phỏng vấn.

Nếu bạn ứng tuyển vào Bách hoá xanh và được nhận kết quả phỏng vấn bách hóa xanh, khi bạn gửi thư cảm ơn, họ sẽ cảm thấy bạn rất yêu thích công việc nơi này, và đánh giá cao khả năng đóng góp của bạn đối với công ty.

Nếu bạn có năng lực và muốn apply vào BIG4, đối với PwC và Deloitte, bạn cần vượt qua 02 vòng phỏng vấn trong đó có cả phỏng vấn làm việc nhóm và phỏng vấn cá nhân. Với phỏng vấn EY và KPMG đỡ phức tạp hơn khi ứng viên chỉ cần trải qua một lần gặp mặt cá nhân trực tiếp với nhà tuyển dụng. Để dấn thân vào những công ty hàng đầu về tài chính và kế toán này, kinh nghiệm tìm việc của bạn cần trau dồi nhiều và linh hoạt, nhạy bén hơn nữa. Bởi vì ở các công ty này, họ thường có kinh nghiệm tuyển dụng cực kỳ dày dặn và khó nhằn đối với ứng viên. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những chủ đề như “nhà tuyển dụng nên hỏi gì khi phỏng vấn” để có thể hiểu hơn về nhà tuyển dụng và cách thức, tiêu chí ứng tuyển của họ.

Nhà tuyển dụng đánh giá mọi thứ về bạn, từ những chi tiết nhỏ nhất. Vì vậy, hãy trau dồi nhiều bí quyết phỏng vấn nhiều nhất có thể. Bài viết trên đây với nội dung chính là kinh nghiệm phỏng vấn tìm việc đánh gục nhà tuyển dụng hy vọng sẽ giúp bạn thể hiện tốt hơn trong những chặng đường sắp tới và đạt những thành tựu nhất định.

Khi chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, việc nắm bắt các kỹ năng giao tiếp và ứng xử là điều cần thiết để bạn có thể đánh gục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ngoài các kỹ năng cá nhân, việc tìm kiếm thông tin tuyển dụng và chuẩn bị về vị trí ứng tuyển cũng không kém phần quan trọng. Bạn có thể bắt đầu bằng cách xem các đăng tin tuyển dụng để lựa chọn công việc phù hợp.

Nếu bạn muốn làm việc tại các trung tâm thương mại lớn, có thể tham khảo thông tin về AEON Bình Dương tuyển dụng hoặc các cơ hội trong lĩnh vực bán lẻ với việc làm Bách Hóa Xanh. Đối với các vị trí tại Đồng Nai, bạn có thể tìm hiểu thêm về việc làm Biên Hòa.

Ngoài ra, nếu bạn đam mê sáng tạo nội dung, hãy tìm hiểu các cơ hội tuyển dụng biên tập viên. Bên cạnh đó, các công ty công nghệ như  Bosch tuyển dụng với vị trí nhân sự chất lượng cao. Đối với những ai quan tâm đến phân tích kinh doanh, có thể tham khảo các vị trí tuyển dụng Business Analyst.

Nếu bạn có kế hoạch làm việc tại Bắc Ninh, các công việc như checker Bắc Ninh cũng đáng để khám phá. Cơ hội tuyển dụng AEON Bình Tân hoặc tại các ngân hàng như OCB tuyển dụng cũng mang lại nhiều triển vọng cho ứng viên.

Với những ai muốn làm trong ngành dịch vụ, có thể cân nhắc vị trí customer service, hoặc nếu bạn đam mê dữ liệu, các cơ hội tuyển Data Analystdata engineer job đang mở ra rất nhiều tiềm năng.

Ngoài ra, các cơ hội trong lĩnh vực tiếp thị số như tuyển dụng Digital Marketing hoặc y tế với tuyển dụng dược sĩ bệnh viện cũng đáng để bạn cân nhắc. Nếu bạn muốn làm việc tại các tập đoàn lớn, đừng bỏ lỡ cơ hội việc làm tại Google.

Cuối cùng, bạn cũng có thể tìm thấy các vị trí nhân viên hành chính tại Hóc Môn với việc làm Hóc Môn hoặc khám phá cơ hội việc làm tại những địa phương nổi tiếng như việc làm Hội An.

>> Xem thêm: Những sai lầm thường gặp khi tìm việc trên LinkedIn

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers