• .
adsads
shutterstock 1442496785
Lượt Xem 4 K

Với câu hỏi “Bạn sẽ làm gì khi nổi giận với đồng nghiệp”, nhà tuyển dụng đang muốn xác định cách bạn tiếp nhận, phản ứng và giải quyết các tình huống căng thẳng tại nơi làm việc. Qua đó, họ sẽ đánh giá được phần nào bạn có phải là tuýp người dễ bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân hay không và hiệu suất làm việc có bị tác động hay không. Quả thật, là một câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên, nếu nắm vững các cách trả lời phỏng vấn trong bài viết sau sẽ giúp bạn để lại ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng đấy!

 

Mô tả ngắn gọn tình huống khiến bạn tức giận

Nếu nói rằng không có vấn đề với đồng nghiệp, ắt hẳn sẽ tạo ra một mối nghi ngờ và nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không trung thực. Vậy nên, để bắt đầu trả lời cho câu hỏi này, bạn hãy lấy ví dụ về một tình huống khiến bạn nổi giận với đồng nghiệp và tóm tắt chúng. Chủ yếu bạn phải tập trung vào cách giải quyết và không được thái quá cảm xúc của mình.

Hãy thận trọng trong việc chọn lựa lý do khiến bạn nóng giận. Tìm một lý do mà số đông người khi gặp phải đều tỏ vẻ tức giận. Nó có thể là bất đồng quan điểm, đồng nghiệp không tập trung vào công việc, trì hoãn deadline, lạm dụng tài sản công ty hoặc đồng nghiệp có những lời nói không đúng chừng mực…

Tập trung vào cách xử lý tình huống

Sau khi mô tả sơ lược tình huống, bạn hãy nhấn mạnh rằng, trong lúc đấy bạn thật sự tức giận nhưng điều đó không khiến bạn mất kiểm soát hoặc thể hiện nó một cách đáng kể. Và bạn đã bình tĩnh đối mặt với đồng nghiệp, sau đó đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, góp ý.

Quan trọng nhất, bạn không được có ý định đổ lỗi hoặc kể xấu đồng nghiệp trước mặt của nhà tuyển dụng. Ngược lại, bạn nên có một số nhận xét tích cực về người đồng nghiệp này và điều họ làm khiến bạn giận dữ chỉ là một sự cố mà thôi. Hãy thể hiện là một nhân viên khéo léo, chuyên nghiệp và không để cảm xúc che sai khiến khi đang làm việc. Chìa khóa ở đây là bạn cho nhà tuyển dụng thất rằng bạn không hài lòng với những ai gây bất lợi cho công ty, bạn có cách đối phó với vấn đề khó khăn một cách thông minh và duyên dáng.

Tận dụng câu trả lời để thể hiện bạn là người có khả năng quản lý

Thông thường, câu hỏi này thường được người phỏng vấn đưa ra với các nhà quản lý tiềm năng, để xem họ có đủ cứng rắn để đối phó với nhân viên hay không. Vậy nên, hãy tận dụng nó để thể hiện khả năng của mình. Hãy nêu rõ cách bạn giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp về tình huống khiến bạn tức giận. Bạn nhìn nhận vấn đề này như thế nào, quan điểm ra sao và kế hoạch để cải thiện vấn đề là gì.Sau sự việc tình hình có được cải thiện hay không?

Lưu ý những điều không nên nói

Khi trả lời bạn câu hỏi “Bạn sẽ làm gì khi nổi giận với đồng nghiệp”, bạn cần hạn chế nói những điều sau:

  • Tuyệt đối không được phàn nàn hoặc nói đi nói lại về cảm xúc tức giận của bạn.
  • Không nên đổ lỗi cho đồng nghiệp, nhất là cấp trên. Vì như thế sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng sếp.
  • Tránh dùng từ ngữ thô lỗ hoặc cử chỉ không phù hợp khi mô tả hành động của người khác.
  • Không được tức giận khi kể lại câu chuyện mà hãy xem đó là một cuộc chia sẻ kinh nghiệm làm việc mà thôi.
  • Cân đo thời gian để không khiến câu chuyện trở nên lê thê.

Trên đây, là bí kíp trả lời cho câu hỏi “Bạn sẽ làm gì khi nổi giận với đồng nghiệp”. Hy vọng rằng bạn sẽ thật thông thái, tự tin để ứng biến trước hàng trăm câu hỏi hóc búa từ nhà tuyển dụng và tìm được việc làm như mong đợi.

>>> Xem thêm: Trả lời phỏng vấn thế nào trước câu: “Điều gì khiến bạn không hài lòng ở sếp cũ?”

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers