• .
adsads
25
Lượt Xem 3 K

Là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, Marketing vẫn luôn trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực. Do đó, tỉ lệ chọi giữa các ứng viên thường cao và có sự cạnh tranh lớn hơn những ngành khác. Điều này khiến cho nhà tuyển dụng đòi hỏi khắt khe ở phương diện kỹ năng, kinh nghiệm của các ứng viên trong các buổi phỏng vấn. Vì thế, việc chuẩn bị tốt những câu hỏi phỏng vấn là điều các ứng viên nên chú ý.

Câu hỏi phỏng vấn tại sao bạn lại yêu thích nghề Marketing?

Câu hỏi này có thể được hỏi với nhiều dạng khác nhau, gây nên một số bất ngờ cho người ứng tuyển. Mục đích là để kiểm tra trình độ kiến thức của họ. Vì thế, bạn cần trả lời một cách thông minh và theo sự hiểu biết của bản thân. Không nên trả lời một cách máy móc, bài vở sẽ gây nhàm chán. Bạn có thể khéo léo thể hiện một số thế mạnh của bản thân để họ thấy bạn thích hợp với nghề nghiệp này. Ngoài ra, khi đối đáp bạn cũng nên nêu một số thông tin về công ty và các chiến dịch Marketing mà công ty đã thực hiện.

Câu hỏi phỏng vấn yêu cầu cần có của người làm Marketing là gì?

Câu hỏi này bạn không nên trả lời với dạng liệt kê dài dòng. Bạn chỉ cần nêu một vài yếu tố mà bản thân cảm thấy cần thiết, sau đó trình bày lý do vì sao bạn chọn nó. Sẽ ghi điểm hơn nữa nếu bạn đưa ra ví dụ về chính công ty họ.

Ví dụ: Người làm Marketing cần nắm bắt được thông tin tổng quan về doanh nghiệp; hiểu rõ sản phẩm; biết cân đối ngân sách cho phù hợp…

Bạn thích Marketing online hay Marketing truyền thống?

Với câu hỏi này, bạn bắt buộc phải trả lời cả 2. Vì bản chất ở bất kỳ phòng Marketing nào cũng có 2 bộ phận này bổ sung cho nhua, cùng nhau phát triển thương hiệu. Sau đó, bạn nêu ra các ưu điểm của 2 cả loại hình. Tốt hơn nữa, nếu bạn nhận ra công ty đang thiếu sót ở phương diện nào, bạn có thể gợi ý cho họ cần đẩy mạnh Marketing online hoặc sử dụng một số cách Marketing truyền thống. Bên cạnh đó, bạn hãy linh động kể về một số chiến dịch bạn đã tham gia để nhà tuyển dụng có cách nhìn toàn diện về bạn.

>>> Xem thêm: Cách câu hỏi phỏng vấn thường gặp ngành Marketing & cách trả lời

Câu hỏi phỏng vấn tình huống: Bạn sẽ làm gì khi khách hàng đánh giá tiêu cực sản phẩm?

Câu hỏi tình huống chắc chắc không thể thiếu trong các cuộc phỏng vấn cho ngành Marketing. Với câu hỏi này, bạn cần khẳng định rằng khi lập một chiến dịch, bạn đã lên kế hoạch để giải quyết các khủng hoảng hoặc đơn giản là vấn đề phát sinh từ trước nó. Nên khi nảy sinh vấn đề, sẽ họp lại với team và triển khai đúng theo kế hoạch đã định hoặc sẽ suy nghĩ hướng giải quyết mới. Nhưng trong khi giải quyết vẫn luôn lấy khách hàng làm trọng tâm và không được ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng.

Làm sao để xây dựng chiến lược hiệu quả với ngân sách eo hẹp?

Câu hỏi này thường được các công ty hoặc tập đoàn lớn sử dụng nhiều hơn, nhằm để tìm hiểu về khả năng ứng biến của ứng viên. Do đó, khi nhận được bạn hãy mạnh dạn sáng tạo, đề xuất ý tưởng mà bạn nghĩ là phù hợp nhất. Sẽ không nhà tuyển dụng nào bắt bẽ câu trả lời này khi nhận được một idea tuyệt vời.

>>> Xem thêm: Muốn làm marketing chuyên nghiệp, hãy bắt đầu nghĩ về ngành hàng

Trên đây là nhữg câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho ngành Marketing. Hãy cố gắng giữ vững tâm lý thoải mái và tự tin cũng như khả năng giao tiếp tốt, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ đánh giá cao về bạn.

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers