• .
adsads
Thiết kế không tên 21
Lượt Xem 1 K

Đa số mọi người đều cho rằng ngành Sales khi tham gia phỏng vấn không cần chuẩn bị chu đáo, có thể dựa vào sự khéo léo của lời nói để được nhận việc. Tuy nhiên, trong thời đại này, các công ty và doanh nghiệp luôn có sự khắt khe về Vì thế, việc chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn trong việc tuyển dụng mang đến lợi ích rất lớn cho ứng viên.

Vì sao bạn lại chọn ngành Sales?

Đây là một câu hỏi quan trọng và rất được các nhà tuyển dụng ưa chuộng để đặt ra cho ứng viên trong buổi phỏng vấn. Để có thể gây ấn tượng từ câu hỏi này, bạn cần nêu rõ lý do vì sao lại chọn ngành Sales và nêu ra các ưu điểm kể cả nhược điểm khi làm công việc Sales. Tuy nhiên, hãy nhấn mạnh, dù nhược điểm ra sao bạn vẫn luôn cố gắng phấn đấu để trau dồi kỹ năng ngành nghề.

Ví dụ: “Em chọn ngành Sales bởi em có thế mạnh về kỹ năng giao tiếp và được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp khi còn học tại Đại học Tài Chính Marketing. Hơn nữa, với 2 năm kinh nghiệm, em tự tin mình có thể nắm bắt được tâm lý khách hàng một cách chuẩn xác. Tuy luôn tồn tại những bất cập và khó khăn, nhưng em luôn chủ động tìm hiểu và giải quyết mọi vấn đề”.

Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn kỹ năng bán hàng nào là quan trọng nhất?

Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu về trình độ chuyên sâu của bạn trong lĩnh vực Sales. Vì vậy, bạn cần nắm được và hiểu rõ quá trình để làm việc để trả lời thật thông minh. Không chỉ nói về những kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần thể hiện kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng và một số tips để duy trì mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với khách hàng. Như thế nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao khả năng của bạn.

Bạn xử lý tình huống thế nào khi bị khách hàng từ chối mua hàng?

Câu hỏi phỏng vấn này nhằm mục đích kiểm tra khả năng xử lý tình huống của bạn. Hãy thể hiện tinh thần không từ bỏ, quyết tâm thuyết phục khách một cách tử tế. Ngoài ra, sự tự tin cùng ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong câu hỏi này. Một ví dụ nho nhỏ sẽ làm củng cố lòng tin của nhà tuyển dụng đối với bạn.

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp ngành Sales & cách trả lời

Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn điều gì bạn không thích khi bán hàng?

Câu này có thể là điểm cộng nhưng cũng có thể là điểm trừ dành cho bạn. Bởi bạn phải bộc lộ điểm yếu trong quá trình làm việc của mình. Do đó, hãy thành thật trả lời trung thực và nói rằng đó là điều bất khả kháng khó thay đổi, nên bạn sẽ luôn làm việc với tinh thần tích cực nhất. Như thế, bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng biết rằng bạn là một người kiên định và kiên trì với mục đích của mình.

Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn bạn có nhận xét gì về khách hàng của công ty chúng tôi?

Đây là câu hỏi thể hiện được sự quan tâm của bạn dành cho công ty và thông quá nó, nhà tuyển dụng phần nào nhận ra được năng lực của bạn. Vì vậy, trước ngày phỏng vấn, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về công ty, sau đó vận dụng kinh nghiệm của mình để phân tích đối tượng khách hàng của họ, bao gồm khách hàng hiện tại, khách hàng trung thành và cả khách hàng tiềm năng. Cùng với đó, bạn phải giữ được thái độ điềm tĩnh và ứng xử khéo léo khi trả lời phỏng vấn. Bạn cũng nên dùng một số câu khen ngợi về công ty và khách hàng của họ để ghi điểm tuyệt đối.

Trên đây, là các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho ngành Sales. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được buổi phỏng vấn thật ấn tượng và đạt kết quả như mong đợi!

>>> Xem thêm: 6 kỹ năng cốt lõi cần có cho những ai đang theo nghề sale

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers