• .
adsads
32
Lượt Xem 5 K

Cấp quản lý là vị trí đòi hỏi ứng viên có kiến thức chuyên môn vững chắc và kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp và ứng xử nhanh nhạy. Đây cũng là vị trí có tỷ lệ cạnh tranh cao, khi mà hầu hết các ứng viên đều tài năng và có thể mạnh trong giao tiếp. Vậy làm sao để bạn trở thành ứng viên được nhà tuyển dụng lựa chọn sau buổi phỏng vấn xin việc? Theo kinh nghiệm phỏng vấn của các chuyên gia nhân sự, điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn giới thiệu bản thân trong phỏng vấn như thế nào?

Cấp quản lý cần thể hiện điều gì để nổi bật trong buổi phỏng vấn?

Ở vị trí quản lý, bạn cần phải sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt, có thể điều khiển cảm xúc tốt và mang đến tinh thần lạc quan cho cấp dưới của mình. Vì vậy, nhà tuyển dụng cũng sẽ chú trọng và khắt khe trong đánh giá về khả năng giao tiếp, cởi mở của ứng viên trong buổi phỏng vấn xin việc. Vì vậy, để trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí cấp quản lý, bạn cần phải thể hiện được:

Tự tin & Cởi mở

Hãy là người chủ động mở lời chào và giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tính cách thân thiện và sự tự tin của bạn.

Không nói quá nhiều

Là một ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn, bạn đừng bao giờ tạo cho nhà tuyển dụng cảm giác bạn đang quá luyên thuyên và thiếu trọng tâm trong lời nói, đặc biệt khi đó là ấn tượng đầu tiên. Hãy giới thiệu những thông tin cơ bản nhất để bạn và nhà tuyển dụng có thể trao đổi sau hơn các nội dung ngay sau đó.

Không áp đặt suy nghĩ lên người khác

Nhà tuyển dụng phỏng vấn ứng viên ở vị trí quản lý chắc chắn vị trí cũng sẽ không nhỏ. Là những người có tiếng nói nhất định, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ không cảm thấy hài lòng với một ứng viên thể hiện cái tôi quá lớn ngay từ thời điểm đầu tiên. Nên hãy chắc chắn rằng đoạn giới thiệu bản thân trong phỏng vấn việc làm không có những câu kiểu “Anh chị phải biết rằng em đã cân nhắc rất nhiều có nên đi phỏng vấn…” hay “Anh chị không biết tên em sao, em có ghi trong hồ sơ mà…”

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp & cách trả lời (Tiếng Anh + Tiếng Việt)

Cấp quản lý nên giới thiệu bản thân trong phỏng vấn như thế nào?

Là một ứng viên có kinh nghiệm phỏng vấn và làm việc lâu năm, bạn đừng bao giờ quên việc chuẩn bị trước đoạn chia sẻ trước khi gặp gỡ nhà tuyển dụng. Và nếu được, hãy chuẩn bị những đoạn giới thiệu bản thân khác biệt và được soạn dành riêng cho từng nhà tuyển dụng mà bạn sẽ gặp gỡ trong thời gian đi tìm việc. Điều này sẽ giúp bạn tăng cao cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý và đánh giá cao hơn các ứng viên khác nhờ sự quyết tâm và nghiêm túc trong công việc.

Theo kinh nghiệm phỏng vấn của các chuyên gia nhân sự, ngay tại thời điểm trao đổi để sắp xếp một cuộc hẹn với nhà tuyển dụng, bạn nên cẩn thận quan sát, chủ động hỏi thăm để hiểu được nhu cầu, mong muốn của nhà tuyển dụng ở vị trí bạn ứng tuyển. Sau đó, hãy xem xét tính cách, chức vụ và tuổi tác của người phỏng vấn để lựa chọn trước cách giới thiệu bản thân trong phỏng vấn phù hợp và lịch sự nhất.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý tránh các cử chỉ, thể hiện sự thân mật hay niềm nở quá lố khi giới thiệu bản thân trong phỏng vấn nhé! Điều này không giúp bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao đâu, mà còn bị cho rằng là một người thảo mai đấy!

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi trả lời phỏng vấn xin việc dành cho cấp quản lý

— HR Insider —
VietnamWorks  Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers