• .
adsads
shutterstock 521119003
Lượt Xem 7 K

Bạn chuẩn bị phỏng vấn vị trí quản lý? Bạn lo lắng không biết có thể ghi điểm tuyệt đối trong mắt nhà tuyển dụng? Giữa vô vàn ứng viên khác, làm cách nào để trở thành ứng viên sáng giá nhất? Cùng HR Insider học hỏi ngay kinh nghiệm phỏng vấn từ các chuyên gia cho vị trí cấp quản lý để để buổi phỏng vấn xin việc được như ý nhé!

 

Cách lựa chọn trang phục khi phỏng vấn vị trí quản lý

Ấn tượng đầu tiên của một người trong lần gặp mặt hay phỏng vấn đầu tiên thường chỉ kéo dài trong vòng 20 giây. Do đó, bạn phải gây được ấn tượng trong 20s ngắn ngủi này. Theo kinh nghiệm phỏng vấn từ các chuyên gia, lựa chọn trang phục phù hợp và ấn tượng chính là cách tốt nhất để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng ngay những phút giây đầu tiên.

Phong cách ăn mặc không phải là cơ sở duy nhất để nhà tuyển dụng phán xét bạn nhưng khi đi phỏng vấn, bạn không thể mặc những bộ trang phục hàng ngày như áo thun, quần lửng để phỏng vấn xin việc. Đặc biệt là khi phỏng vấn vị trí quản lý, phong cách ăn mặc đòi hỏi sự chỉn chu, lịch thiệp và chững chạc hơn bao giờ hết.

  • Nếu là nữ, bạn có thể lựa chọn những chiếc áo sơ mi màu nhã nhặn với quần âu hay váy dài quá đầu gối khi đến buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là chỉ nên mặc những đồ có màu sắc đơn giản hay tối  màu như: đen, trắng, xanh.. tránh mặc những gam màu nóng, nổi bật như: cam, vàng, hồng… để không tạo cảm giác phản cảm hay sexy. Điều này sẽ không phù hợp khi đi phỏng vấn xin việc.
  • Nếu làn nam, bạn có thể lựa chọn những bộ cánh có màu tối, không chứa nhiều họa tiết để mặc đi phỏng vấn. Một bộ trang phục lịch sự với quần âu tối màu, áo sơ mi trắng và thắt thêm cà vạt sẽ là lựa chọn hàng đầu cho những nam quản lý chững chạc và đầy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, bạn hãy lưu ý chọn cà vạt đơn giản và phù hợp với trang phục mình đang mang. Cà vạt không phù hợp sẽ dễ tạo cảm giác kệch cỡm hay bóng bẩy “quá đà”.

Đối với người quản lý, phong cách ăn mặc cũng phản ánh ít nhiều về văn hóa làm việc và tính cách trong công việc của người đó. Những trang phục phù hợp sẽ giúp cho những người quản lý tự tin xuất hiện tại những nơi tuyệt vời và nắm bắt được những cơ hội không phải ai cũng có được.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Những phẩm chất cấp quản lý cần thể hiện khi phỏng vấn xin việc

1. Biết lắng nghe và thấu hiểu

Lắng nghe là kỹ năng giao tiếp quan trọng hàng đầu để có được thành công trong công việc. Đặc biệt là đối với những quản lý và lãnh đạo.Việc tôn trọng, lắng nghe ý kiến của mọi người, đặc biệt là nhân viên cấp dưới sẽ giúp cho nhà lãnh đạo có được những sáng kiến, ý tưởng mới lạ, đem lại hiệu quả cho công việc chung.

Do đó, nhà tuyển dụng sẽ rất quan tâm đến kỹ năng này của ứng viên ứng tuyển cho vị trí quản lý của công ty họ. Bạn hãy thể hiện rằng bạn luôn biết cách lắng nghe mọi ý kiến phản hồi từ họ và sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đó để thấu hiểu và phát triển bản thân qua từng ngày.

2. Đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm việc

Những nhà quản lý giỏi biết cách vạch ra mục tiêu chung, kế hoạch cụ thể để nhân viên biết cách thực hiện các công việc hiệu quả. Đây được coi là một trong những kỹ năng quan trọng đòi hỏi bất kỳ nhà quản lý nào cũng phải thường xuyên trau dồi và phát huy hết mình.

Kỹ năng này cũng được các nhà tuyển dụng đánh giá rất cao trong các buổi phỏng vấn ứng viên cho vị trí cấp quản lý. Theo kinh nghiệm phỏng vấn từ các chuyên gia, để lọt vào mắt xanh của họ, bạn cần thể hiện được phẩm chất này thông qua những kinh nghiệm từ quá khứ trong công tác quản lý đội nhóm hay cách bạn xử lý những tình huống giả định từ nhà tuyển dụng đưa ra.

3. Kỹ năng ra quyết định

Quyết đoán là đức tính cần có ở một người quản lý giỏi và có thể dẫn dắt đội nhóm nhân viên phát triển lâu dài cùng tổ chức. Bạn cần phải luôn sẵn sàng tinh thần và bản lĩnh để có thể đưa ra những quyết định khó khăn trong điều kiện áp lực về thời gian và từ cấp trên. Và tất nhiên, bạn cũng cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đó của mình.

Nhà tuyển dụng sẽ bị thuyết phụ hoàn toàn nếu bạn thể hiện đúng phẩm chất này trong buổi phỏng vấn xin việc. Hãy thể hiện rằng trong công việc cũ, bạn đã đối diện với những ra quyết định như thế nào và quyết định của bạn có bước ngoặc ra sao cho sự phát triển của tổ chức. Chính những điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng hơn vào năng lực của bạn.

4. Không ngừng học hỏi và nâng cao chuyên môn

Trở thành quản lý hay lãnh đạo, điều đó không có nghĩa là bạn có thể chấm dứt việc học tập và phát triển toàn diện kỹ năng của bản thân. Thậm chí, đây còn là thời điểm mà bạn cần nỗ lực tự tích lũy những kiến thức từ thực tế công việc và luôn sẵn sàng học hỏi từ kinh nghiệm của những nhà quản lý đi trước để theo kịp những thay đổi của thời đại.

Nhà tuyển dụng sẽ vô cùng bị thuyết phục nếu ứng viên là quản lý vẫn luôn khiêm tốn và không ngừng học tập, phát triển bản thân. Hãy chia sẻ với nhà tuyển dụng một vài điều bạn đang cố gắng hoàn thiện và học tập từng ngày. Điều này sẽ khiến bạn nổi bật giữa vô vàn ứng viên khác.

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp cho cấp quản lý

Trở thành quản lý, bạn sẽ không tránh khỏi những áp lực trong công việc. Chính vì thế mà trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường đặt nhiều tiêu chí khắt khe hơn để đánh giá ứng viên. Trên đây là những kinh nghiệm phỏng vấn dành cho ứng viên là cấp quản lý. Hy vọng những lưu ý trên sẽ giúp bạn chinh phục nhà tuyển dụng thành công.

— HR Insider —
VietnamWorks Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers