• .
adsads
23 1
Lượt Xem 950

Giữa một rừng ứng viên ứng tuyển vào cùng một vị trí, nhà tuyển dụng bắt buộc phải lựa chọn người ưu tú nhất. Do đó, trong quá trình phỏng vấn, bạn phải thể hiện thật tốt để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Vậy làm sao để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn giữa vô vàn các ứng viên tiềm năng khác đây? Hãy để HR Insider chia sẻ một số kinh nghiệm phỏng vấn cho bạn qua bài viết sau nhé!

Chú ý lắng nghe và đảm bảo rằng bạn hiểu rõ câu hỏi phỏng vấn

Việc lắng nghe không chỉ là việc mà chờ tới lượt để trả lời mà phải đảm bảo rằng bạn nghe đúng và đủ thông tin câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng. Khả năng lắng nghe và đáp ứng yêu cầu phản hồi trong câu hỏi cũng là một điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu cần thiết, đừng ngần ngại diễn giải lại câu hỏi hoặc hỏi rõ hơn để đảm bảo rằng bạn hiểu đúng ý họ.

Nếu bạn không giải quyết được các chi tiết cụ thể trong câu trả lời của mình, người phỏng vẩn có thể có đánh giá rằng bạn lắng nghe không tốt, không hiểu câu hỏi hoặc đánh giá bạn không quan tâm đến việc gây ấn tượng với họ.

Trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn khi cần thiết

Nhiều ứng viên khi được nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi nhưng lại đưa ra câu trả lời lan man, diễn giải dài dòng để gây ấn tượng. Tuy nhiên, điều này vô tình sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm thấy khó hiểu và đánh giá bạn không hiểu trọng tâm của câu hỏi họ đặt ra. Với những câu hỏi mang tính gợi mở thì bạn có thể trình bày một câu chuyện thật ấn tượng. Còn với những câu mang tính xác nhận, câu hỏi có/không thì bạn hãy cố gắng súc tích nhất có thể. Nhìn chung, một câu trả lời ngắn gọn súc tích, đầy đủ thông tin sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ người phỏng vấn.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Đưa ra ví dụ cụ thể đối với câu hỏi phỏng vấn về thành tích

Một trong những cách trả lời phỏng vấn xin việc hiệu quả là thêm vào các số liệu, ví dụ minh họa từ công việc thực tế trong quá khứ. Đặc biệt là những dạng câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm hay thành tích.

Bạn chỉ đưa ra một miêu tả chung chung về kinh nghiệm của bạn,mà hãy cụ thể hóa nó bằng những câu chuyện chi tiết nổi bật nhất. Những câu chuyện đó cần lột tả được các câu hỏi sau: Quá trình bạn giải quyết vấn đề đó như thế nào? Bạn đã giúp doanh thu tăng bao nhiêu? Bạn đã đóng góp gì cụ thể?… Và điều quan trọng nhất là tất cả thông tin phải chính xác.

Đặt mình vào nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi phỏng vấn

Không ít ứng viên khi phản hồi câu hỏi phỏng vấn của nhà tuyển dụng chỉ xoay quanh bản thân mà quên rằng họ cần thể hiện họ phù hợp với công ty như thế nào và sẽ đóng góp cho sự phát triển của tổ chức ra sao. Đây là một trong những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm hàng đầu.

Do đó, bạn cần đặt mình vào góc nhìn của nhà tuyển dụng và biết họ đang tìm kiếm điều gì ở một ứng viên (qua việc đọc miêu tả công việc, nghiên cứu về văn hóa công ty, vị trí ứng tuyển…). Sau khi nắm được điều này, bạn hãy nhấn mạnh những điểm nổi bật của bạn có thể đáp ứng cho vị trí họ đang tìm kiếm.

Tinh thần tích cực và tự tin

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích thú và bị lôi cuốn bởi những ứng viên tỏa ra sự tích cực và thể hiện sự tự tin khi giao tiếp và phỏng vấn. Bạn có thể thể hiện sự nhiệt tình thông qua trong giọng điệu và cử chỉ, đồng thời mang lại không khí tự nhiên cho buổi phỏng vấn.

Nếu là một người nội tâm hay trầm tính, bạn chỉ cần tăng năng lượng lên một chút và luô nở nụ cười để không tỏa ra sự ủ rũ hay gượng gạo. Và cũng đừng để tinh thần bị ảnh hưởng, nếu bạn có vấp phải một vấn đề bạn chưa biết hay một câu hỏi vặn. Hãy luôn bình tĩnh, nghĩ cách diễn giải theo quan điểm của bản thân là được. Không phải bất kỳ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng bạn cũng cần đưa ra đáp ứng chính xác như bài toán học đâu.

>>> Xem thêm: 7 điều ứng viên có kinh nghiệm nên “phỏng vấn” ngược lại nhà tuyển dụng

Chinh phục nhà tuyển dụng là một thử thách khó khăn nhưng bạn hoàn toàn có thể thành công nếu có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt tâm lý trước khi phỏng vấn. Hãy thể hiện thật tự tin, khéo léo và thông minh trong ứng xử và từng câu trả lời của mình nhé.

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers