• .
adsads
9 1
Lượt Xem 9 K

Câu hỏi phỏng vấn này là tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, ưu nhược điểm của bạn và xem xét bạn có phù hợp với vị trí đang tuyển dụng hay không. Do đó, nó có vai trò quyết định khá lớn và đòi hỏi ứng viên cần có cách trả lời phỏng vấn trả lời thật sự thuyết phục.

Cách trả lời phỏng vấn về câu hỏi kinh nghiệm làm việc hiệu quả nhất

Bước 1: Xem xét thật cẩn thận về công ty và vị trí muốn ứng tuyển

Điều quan trọng đầu tiên, trước khi bước vào quá trình phỏng vấn, bạn phải tìm hiểu thật kỹ về uy tín và môi trường làm việc của công ty mới. Bởi danh tiếng và văn hóa của công ty sẽ có tác động rất lớn đến “profile” và cách làm việc của bạn về sau. Ngoài ra, việc nắm rõ yêu cầu của công ty về vị trí tuyển dụng cũng giúp bạn đưa ra được cách trả lời phỏng vấn trả lời phù hợp.

Bạn có biết cách tính lương gross net để hiểu rõ hơn về thu nhập thực tế của mình khi tìm kiếm việc làm?

Bước 2: Nêu những kinh nghiệm bạn đã tích lũy được

Bước thứ 2 trong cách trả lời phỏng vấn hoàn hảo cho câu hỏi về kinh nghiệm làm việc là bạn hãy nêu rõ ràng những kinh nghiệm và điểm mạnh mà bạn nghĩ rằng nó phù hợp với vị trí công việc mới trong lúc trả lời phỏng vấn. Trường hợp nếu bạn là người mới ra trường, hãy thành thật bày tỏ và đề cập đến khả năng chịu học hỏi, nhanh thích nghi và sẵn sàng tiếp thu những kỹ năng mới để đáp ứng cho công việc.

Ví dụ: “Em giữ chức vụ nhân viên Kế toán của một công ty kinh doanh thiết bị di động trong khoảng 1,5 năm. Công việc chính của em là tính lương cho nhân viên hàng tháng, đối soát thu chi cho các hoạt động truyền thông của công ty và thực hiện báo cáo hàng tháng, quý”.

I worked as an Accountant at a mobile device business for about 1.5 years. My job is to calculate salary for employees every month, check revenue and expenditure for communication activities of the company and make monthly and quarterly reports.

>>> Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn việc làm thường gặp, cách trả lời bằng tiếng Anh & tiếng Việt

Bước 3: Trình bày những kỹ năng cần thiết cho vị trí phỏng vấn

Ngoài kinh nghiệm làm việc, thì kỹ năng cũng rất quan trọng. Cách trả lời phỏng vấn cần thể hiện với nhà tuyển dụng bạn là người vừa có chuyên môn lại thành thạo việc vận dụng kỹ năng để giải quyết công việc. Như thế, bạn sẽ có cơ hội vượt qua vòng phỏng vấn và tiến gần hơn với vị trí ứng tuyển.

Ví dụ: “Là một Nhân viên Marketing với kinh nghiệm 2 năm làm việc, bên cạnh những kiến thức chuyên môn để phát triển thương hiệu, em còn rèn luyện thêm những kỹ năng cần thiết cho công việc. Đó là kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch truyền thông, xử lý khủng hoảng và biết cách kết nối các thành viên trong team để cùng nhau đạt được kết quả tốt nhất.

As a Marketing employee with 2 years of working experience, in addition to the professional knowledge to develop the brand, I also practice more skills necessary for the job. They are communication skills, communication planning, crisis management and the skills of connecting team members to achieve the best results together.

Bước 4: Chứng tỏ năng lực bản thân bằng nhữnh những thành tích tốt nhất

Nhà tuyển dụng sẽ luôn bị thuyết phục bởi những con số hoặc giá trị mà bạn có thể mang về cho công ty. Chính vì vậy, việc bạn trình bày thành tích đạt được chính là bước quan trọng trong buổi phỏng vấn để họ nhìn nhận năng lực và điểm mạnh của bạn.

Ví dụ: “Công việc gần nhất của tôi là vị trí Nhân viên C&B với kinh nghiệm 4 năm. Trong thời gian đó, tôi đã giúp một công ty star up lập ra những chính sách phúc lợi phù hợp cho nhân viên của họ. Điều này đã khiến nhân viên say mê làm việc hơn và sẵn sàng cống hiến trong sự vui vẻ. Cuối năm, 100% đều cảm thấy hài lòng, thậm chí còn ca ngợi hết lời về công ty.”

My nearest job is a C&B staff with 4 years experience. In that time, I have helped a start-up company create appropriate welfare policies for their employees. This makes employees more passionate about working and willing to contribute in fun. At the end of the year, 100% were satisfied and even praised the company wholeheartedly.

Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn

Bên cạnh cách trả lời phỏng vấn câu hỏi về kinh nghiệm làm việc, thì bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi tham gia buổi ứng tuyển:

  • Mặc trang phục phù hợp: Vẻ bề ngoài là ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng. Vì thế, bạn cần trang bị quần áo, đầu tóc cho thật chỉn chu, gọn gàng, không quá sặc sỡ. Điều này giúp bạn tự tin hơn khi phỏng vấn và tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng
  • Không trễ giờ: Nên đến sớm hơn giờ hẹn khoảng 10 phút để thể hiện bạn đã sẵn sàng. Không nên đến quá trễ vì nó sẽ làm hình ảnh của bạn xấu đi trong mắt nhà tuyển dụng.
  • Trả lời trung thực: Bạn phải thành thật và đưa ra những câu trả lời câu hỏi phỏng vấn trùng khớp với những gì bạn viết trong CV xin việc.
  • Nên chủ động đặt một số câu hỏi cho nhà tuyển dụng, nó sẽ giúp bạn được đánh giá cao hơn.

Khi đi phỏng vấn, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức công việc, tìm hiểu về công ty và đặc biệt là giữ bình tĩnh. Để gây ấn tượng tốt, hãy ăn mặc chuyên nghiệp và luôn đến đúng giờ. Nếu bạn đang tìm việc làm Bà Rịa Vũng Tàu hay muốn tuyển dụng việc làm tại Bắc Ninh, hãy thể hiện sự tự tin và linh hoạt trong mọi tình huống. Với những người tìm việc Bình Dương, tìm việc làm Đồng Nai hoặc tìm việc làm ở Hà Nội, việc nắm vững các kỹ năng phỏng vấn sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng.

Với cách trả lời phỏng vấn cho câu hỏi “Hãy chia sẻ kinh nghiệm làm việc của bạn” như trên, hy vọng rằng bạn sẽ chăm chút cho phần thể hiện và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ nhà tuyển dụng.

>>> Xem thêm: Các câu hỏi phỏng vấn về lương thường gặp và cách trả lời

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công...

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers