• .
adsads
Jul 30 1200x900 a
Lượt Xem 50 K

Lương thưởng không như mong đợi – nhảy việc!

Mâu thuẫn với cấp trên – nhảy việc!

Không hòa nhập được với đồng nghiệp – nhảy việc!

Tự nhiên chán công việc hiện tại – nhảy việc!

Nhảy việc dường như là giải pháp “tuyệt vời” cho hầu hết các vấn đề khó khăn mà chúng ta gặp phải khi đi làm. Nhưng bạn có từng tự hỏi bản thân rằng: “Khi nào thì nên nhảy việc và nhảy việc liên tục có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp lâu dài không?” Hãy cùng HR Insider tham khảo những “con số” sau để tìm ra câu trả lời phù hợp với bản thân nhé!

3 – 4 năm: Khoảng cách an toàn giữa các lần nhảy việc 

 

Nhảy việc là điều nên làm mỗi 3 – 4 năm.

Patty McCord

Cựu Giám đốc Nhân sự Netflix

Con số này được cho là vừa vặn và đủ “sức nặng” để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng, bạn đã tích lũy nhiều kinh nghiệm, kỹ năng ở công việc cũ, sẵn sàng cho những thử thách và cơ hội mới. Đồng thời, con số này cũng khiến nhà tuyển dụng cảm thấy yên tâm hơn về thái độ nghiêm túc cũng như mức độ chung thủy của bạn đối với một doanh nghiệp. Nhiều quản lý cấp cao còn đưa ra lời khuyên rằng, các bạn trẻ nên cố gắng không nhảy việc trong 3 năm đầu mới ra trường. Bởi đó là “thời điểm vàng” để bạn học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng, thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, nhiều khảo sát đã cho thấy rằng, một người nhảy việc quá nhiều thường có xu hướng khó cảm thấy hài lòng và chịu ổn định với một công việc lâu dài. Vì lúc này, nhảy việc trở thành một thói quen, một giải pháp cho bất kỳ trở ngại nào mà họ gặp phải trong công việc hiện tại. Và đương nhiên, khi nhìn một CV với số lần nhảy việc nhiều, nhà tuyển dụng sẽ ngay lập tức đặt dấu chấm hỏi về năng lực, trình độ cũng như sự chuyên nghiệp của ứng viên.

6 – 11 tuần: Khoảng thời gian trung bình để tìm kiếm công việc mới

Khi nhảy việc, một người lao động bình thường sẽ mất trung bình khoảng 8 tuần để chuẩn bị. Trong đó, 2 tuần sẽ dành cho việc suy nghĩ và cân nhắc về vấn đề nhảy việc. 6 tuần tiếp theo là thời gian để chuẩn bị hồ sơ, tìm kiếm công việc mới cũng như ứng tuyển, tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên, con số này sẽ tăng lên khoảng 10 – 11 tuần đối với cấp quản lý.

Bên cạnh đó, trung bình một người người lao động bình thường sẽ mất khoảng 2 tháng để chấp nhận lời đề nghị mới. Nhưng có không ít người phải mất tới 35 tuần (gần 9 tháng) để đạt được thỏa thuận hợp ý. Nghĩa là, khoảng thời gian tìm kiếm “bến đỗ” mới liên quan mật thiết đến chức vụ và kinh nghiệm làm việc.

nhảy việc

Khi nào thì nên nhảy việc và nhảy việc liên tục có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp không?

3 câu hỏi cần tự vấn trước khi quyết định nhảy việc

Câu 1: Tại sao bản thân nên nhảy việc vào thời điểm này?

Khi đã trưởng thành, bạn không thể quyết định một vấn đề chỉ bằng cảm tính mà thiếu đi sự suy xét, nhảy việc cũng vậy. Bạn đừng vì chỉ “không ưa cấp trên, ghét đồng nghiệp” hay “chán việc, tự nhiên thấy lương ở đây thấp” mà lựa chọn nhảy việc để rồi không biết bản thân sẽ phải làm gì tiếp theo. Hãy tự hỏi chính mình rằng, nếu nhảy việc vào thời điểm này, bản thân sẽ được gì, có lợi ích gì? Liệu sự ra đi này có giúp bạn đạt được mục tiêu của mình hay không? Bạn có được thăng chức – tăng lương hay được học hỏi nhiều hơn, phát triển trong lĩnh vực mình muốn hay không? Nếu câu trả lời là có, bạn có thể tự tin hơn với quyết định của bản thân.

Nhưng nếu câu trả lời của bạn là không hay thậm chí bạn còn chưa biết bản thân sẽ làm gì tiếp theo thì bạn hãy khoan nghĩ đến chuyện nhảy việc. Vì một khi không chuẩn bị trước, bạn hoàn toàn có thể rơi vào trạng thái thất nghiệp lâu dài và khiến sự nghiệp bản thân có một khoảng trống vô nghĩa.

Câu 2: Thời gian qua, bản thân đã học hỏi được những gì?

Một điều mà bạn cần cân nhắc trước khi nhảy việc chính là bản thân đã tích lũy được kinh nghiệm, kiến thức gì trong thời gian làm việc vừa qua. Những điều bạn học có giúp ích gì cho việc bạn thăng tiến trong tương lai hay không? Hãy liệt kê những điều này ra giấy và cân nhắc lại một lần nữa, liệu những kiến thức, kinh nghiệm này có đủ để bạn tìm được công việc mới tốt hơn hay không?

Và đừng quên hỏi bản thân rằng, tại sao lúc ban đầu mình lại chọn công việc này? Liệu những gì bản thân mong muốn trước lúc làm việc tại đây đã đạt được chưa? Nếu chưa đạt thì nguyên nhân là do đâu? Hãy suy xét vấn đề này một cách khách quan nhất để chính bản thân bạn hiểu được mình cần phải làm gì tiếp theo, ra đi hay ở lại? Lựa chọn nào sẽ giúp bạn thực hiện được các mong muốn của mình.

Câu 3: Cuộc sống sẽ ra sao nếu không có thu nhập trong ít nhất là 6 tuần?

Một điều vô cùng quan trọng mà hầu hết các bạn trẻ đều quên cân nhắc khi nhảy việc chính là vấn đề thu nhập. Khi trưởng thành, bạn không thể tiếp tục “sống bám” vào cha mẹ mà phải tự chi trả các khoản chi phí trong cuộc sống. Vì vậy, trước khi nhảy việc bạn hãy đặt câu hỏi và nghiêm túc suy nghĩ về việc cuộc sống của bản thân sẽ ra sao nếu hoàn toàn không có thu nhập trong ít nhất là 6 tuần? Lúc này, bạn sẽ biết rõ nhất bản thân mình cần làm gì tiếp theo và có sự chuẩn bị tốt nhất nếu muốn nghỉ việc.

Để nhảy việc không phải là một “ván bạc” hên xui may rủi, bạn hãy cân nhắc thật nghiêm túc trước khi ra quyết định. Tuyệt đối đừng chỉ vì những cảm xúc nhất thời mà nhảy việc để rồi khiến sự nghiệp rơi vào khoảng thời gian khó khăn. Hy vọng những chia sẻ trên của HR Insider sẽ giúp các bạn tìm ra câu trả lời thích hợp cho riêng mình.

>>> Xem thêm: Thích nhảy việc và 4 hoang tưởng khiến người trẻ “chết chìm” trong đam mê

— HR Insider —
VietnamWorks
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers