• .
adsads
gioi thieu ban than trong cong ty moi dung cach ban biet chua 3
Lượt Xem 15 K

 

Sau một thời gian dài tìm kiếm việc làm khắp nơi với thì bạn cũng đã có được một cơ hội mới cho mình. Hãy nắm chắc bí quyết giới thiệu bản thân trong tay để tạo ấn tượng tốt và gây dựng quan hệ với mọi người trong ngày đầu tiên đi làm.

Trước tiên, bạn nên tìm hiểu xem người quản lý tuyển dụng của bạn có đang lên kế hoạch gửi email hoặc giới thiệu bạn đến một cuộc họp nhóm hay không. Sau đó, bạn sẽ biết các bước tiếp theo của mình. Nếu người bạn đồng nghiệp phòng nhân sự không giúp bạn trong việc này, thì bạn đã biết bạn sẽ cần phải tự thân vận động rồi đấy.

Dưới đây là sáu mẹo để tự giới thiệu bản thân bạn trong môi trường mới

 

1. Đừng ngại ngần đối với việc giới thiệu một vòng quanh công ty mới

Nếu bạn chưa được giới thiệu với tất cả mọi người, đừng ngại hỏi người giám sát của bạn liệu họ có sẵn lòng giới thiệu bạn với mọi người hay không. Bạn có thể hỏi một cách ngẫu nhiên, tránh tỏ ra đòi hỏi lớn tiếng hoặc khó chịu. Chỉ cần nói,

“Tôi thật sự cảm thấy thích mọi người trong công ty nhưng tôi vẫn còn một chút không rõ ràng lắm về họ. Liệu anh/chị sẽ có 10 phút để giới thiệu với tôi một vòng quanh công ty trong sáng nay hay không?”

 

2. Cách giới thiệu bản thân

Nếu bạn không thể tiếp cận trực tiếp với người quản lý cấp cao của mình, hãy sử dụng khả năng giao tiếp của bản thân (hoặc hỏi xung quanh) để tìm ra người mà bạn có khả năng sẽ tiếp cận và sau đó tự giới thiệu trực tiếp với họ nếu có thể. Nếu bạn làm việc tại một công ty nhỏ, sẽ tương đối dễ dàng để tìm ra bạn sẽ cộng tác với ai sau này.

 

Giới thiệu bản thân trong công ty mới đúng cách, bạn biết chưa?

 

Một khi bạn giới thiệu bản thân cho kha khá người trong công ty, hãy chắc chắn màn giới thiệu của bạn thật thân thiện và càng hấp dẫn càng tốt. Lời giới thiệu của bạn có thể đơn giản: bạn nên nêu rõ tên bạn và chức vụ của bạn. Nó cũng có thể hữu ích để chia sẻ một chút kinh nghiệm của bạn (như nơi bạn làm việc lần trước và những gì bạn đã làm ở đó) để đồng nghiệp của bạn có thể hiểu được quan điểm và quy trình làm việc của bạn.

 

3. Tìm hiểu về bộ máy tổ chức của công ty

Điều này sẽ cung cấp cho bạn một ý tưởng rõ ràng về việc bạn sẽ báo cáo ai, bạn sẽ quản lý ai và bạn sẽ làm việc với ai sau này. Nếu bạn làm việc tại một công ty lớn, cấu trúc của tổ chức của bạn có thể không rõ ràng ngay lập tức.

Đừng ngại tiếp cận người làm trong bộ phần nhân sự bạn để hỏi xem họ có thể cung cấp ‘biểu đồ tổ chức’ để bạn có thể hiểu được bạn sẽ báo cáo ai và bạn có thể quản lý hoặc làm việc chung với ai hay không.

 

4. Hiểu về mọi người ở nơi làm việc của bạn

Hãy hỏi quản lý của bạn, người mà bạn sẽ giao tiếp thường xuyên nhất và cẩn thận để tạo được ấn tượng tốt với người này.

Hãy sẵn sàng cho bất kỳ câu hỏi nào mà họ có thể có về bạn và có thể tiếp thu mọi phản hồi hoặc thông tin chi tiết mà họ có về chức vụ của bạn và mối quan hệ làm việc trong tương lai của bạn. Thậm chí có thể là một ý kiến hay khi hỏi những đồng nghiệp mà bạn sẽ làm việc cùng liệu họ có muốn uống một chút cà phê, ăn bữa trưa cùng nhau hoặc đồ uống sau giờ làm việc để tìm hiểu họ trong một khung cảnh ít trang trọng hơn.

Đồng thời, bắt đầu bằng cử chỉ đẹp và nỗ lực để làm quen với mọi người ở nơi làm việc của bạn, ngay cả khi nó chỉ với một nụ cười và một câu “xin chào” lịch sự.

 

5. Gửi Email theo dõi

Mặc dù bạn không phải theo dõi từng cá nhân, sau khi bạn được giới thiệu với những người bạn sẽ làm việc thường xuyên, bạn nên gửi email như là một ghi chú cho những người đó.

Nó không cần phải là một email phức tạp đâu:

“Xin chào An, hôm nay rất vui được gặp bạn! Cảm ơn các bạn đã hỗ trợ một số thông tin cơ bản về dự án này.

Tôi rất mong được làm việc với bạn trong tương lai và vui lòng liên hệ với tôi nếu bạn có điều gì khác cần liên hệ hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào nhé.”

 

6. Đừng cảm thấy xúc phạm nếu bạn không được giới thiệu với tất cả mọi người

Đừng cảm thấy xúc phạm. Mọi người đang bận rộn và tùy thuộc vào tình trạng công ty, họ thậm chí có thể không nhận thức được (hoặc tham gia vào) quy trình tuyển dụng.

Nếu có ai đó bạn cảm thấy bạn cần phải gặp, cho dù họ là người sẽ đưa ra quyết định về tiền lương và vấn đề thăng tiến của bạn, sau này, ở trong bộ phận của bạn hoặc quan trọng để hoàn thành công việc của bạn hoặc tham gia vào quá trình phỏng vấn, đừng ngần ngại liên hệ với người giám sát của bạn hoặc liên hệ với nhân sự và yêu cầu, ít nhất, một email giới thiệu từ họ.

 

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan
Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty, tổ chức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ...

Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập và các bạn sinh viên mới ra trường. Bạn đã...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

Bài Viết Liên Quan
Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor là gì? Vai trò và trách nhiệm của người giám sát

Supervisor đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty,...

Khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến Orientation

Orientation là gì? Quy trình thực hiện Orientation Training

Orientation là thuật ngữ còn khá xa lạ với những doanh nghiệp mới thành lập...

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers