adsads
2703.1.1
Lượt Xem 29 K

Một ngày của tuổi 30, bạn nhìn xung quanh mình và thấy bạn bè ai cũng đều đã ổn định, hài lòng với cuộc sống của họ. Người thì làm chuyên viên cấp cao, người vừa thăng chức, người có mô hình kinh doanh riêng hoặc ít nhất, họ cũng đã “tậu” nhà, mua xe, có một số tiền tích lũy kha khá . Trong khi đó, bản thân vẫn còn lông bông, chưa có nhà, xe, cũng không có khoản tiết kiệm phòng thân nào. Ngày ngày, bạn vẫn phải đi làm trong hoang mang, không biết công việc này sẽ mang đến điều gì và mình phải chịu đựng đến bao giờ. Gần 10 năm đi làm, bạn của tuổi 30 so với bạn của tuổi 22 mới ra trường lại chẳng có thành tựu gì. Tại sao lại có sự đối nghịch này dù bạn và bạn bè cùng xuất phát điểm, cùng tuổi, cùng thời điểm?

 

Điều gì đã ngăn bạn thành công ở tuổi 30?

Một trong những “tảng đá” lớn nhất ngăn cản bước chân của bạn chạm đến thành công nhất định ở tuổi 30 đó chính là thái độ mập mờ, không có định hướng. Đừng nhầm lẫn giữa điều này với thái độ sống an phận, tự tại. An phận là việc chủ động lựa chọn lối sống nhẹ nhàng, không bon chen, không sân si và biết mình làm gì, biết hài lòng với hiện tại. Ngược lại, sống không có định hướng là bạn không biết mình phải làm gì. Bạn muốn bản thân thành công hơn, giàu có hơn nhưng lại không đặt ra mục tiêu cụ thể, buông xuôi, không có ý chí tiến thủ.

Bên cạnh đó, một bộ phận giới trẻ ngày nay khá lười biếng, thích hưởng thụ hơn là thích làm. Có một câu nói rằng: “Bạn đừng làm một tên mập chỉ biết chơi điện thoại ở năm 30 tuổi”. Lười biếng ở đây còn bao gồm cả việc lười suy nghĩ, lười sáng tạo, lười thay đổi tư duy dù thế giới xung quanh chuyển động từng phút, từng giờ. Chính điều này khiến bạn thụt lại phía sau, dậm chân tại chỗ.

Thói quen tiêu xài không kiểm soát cũng là một nguyên nhân khiến bạn đến tuổi 30 vẫn không có gì trong tay. Ở giai đoạn 25-30 tuổi, khi dần sống tự lập, tiêu những đồng tiền do chính mình làm ra mà chưa có những ràng buộc về gia đình, con cái cũng là lúc chúng ta có những khoản chi tiêu không thực sự cần thiết với suy nghĩ: “Tiền của mình làm ra thì mình thụ hưởng”. Vậy nên, việc “không có gì” ở tuổi 30 cũng quá khó hiểu.

30 tuổi không có gì trong tay, bạn đã làm gì suôt thời gian qua?

Với những bạn trẻ sinh sống cùng gia đình hoặc may mắn hơn, được lớn lên trong một gia đình có điều kiện sẽ dễ có tư tưởng ỷ lại vào bố mẹ. Bởi vì bạn không phải mỗi tháng lo tiền nhà, tiền ăn và luôn cảm thấy nếu có chuyện gì cũng đã có bố mẹ bên cạnh. Tâm lý này khiến bạn không thực sự quyết tâm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Thế nhưng, bố mẹ lại không thể ở bên bạn mãi. Sẽ đến lúc bạn cần phải tự đi con đường của mình, chăm lo, làm trụ cột cho cuộc sống riêng của mình. Sự dựa dẫm quá mức vào bố mẹ sẽ khiến bạn hoang mang, bối rối khi sống tự lập sau này.

Đây là những chướng ngại vật chủ yếu khiến bạn bỏ qua nhiều cơ hội để bứt phá trước năm 30 tuổi và hậu quả là khi chạm mốc 30 tuổi, bạn không có một “tài sản” gì đáng giá, đáng để tự hào.

 

Hành động ngay trước khi quá muộn

Tuổi 30 không còn sớm nhưng cũng không hẳn là quá muộn để bạn thay đổi tình hình. Chỉ những người nắm bắt thời gian tốt mới có thể nắm bắt cuộc đời mình. Muốn đến một nơi khác, bạn nhất định phải tăng tốc để tiến về phía trước. Nếu đang hoang mang về “gia tài” ở tuổi 30 của mình, ngay từ thời điểm này, bạn cần ngồi lại và nghiêm túc suy nghĩ về công việc, định hướng và mục tiêu của mình. Công việc hiện tại có mang đến cho bạn cơ hội để thăng tiến hay không, có phải là bệ phóng để bạn đạt được thành công như mong muốn hay không?

30 tuổi không có gì trong tay, bạn đã làm gì suôt thời gian qua?

Khác với độ tuổi mới ra trường, năm 30 tuổi, bạn đã có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn nhất định. Chỉ có công việc mới dẫn bạn đến thành công, chạm đến những mục tiêu hay đỉnh cao mà bản thân mong muốn. Vậy nên, nghiêm túc, cẩn trọng suy nghĩ về công việc hiện tại là điều rất cần thiết với những ai đã ở tuổi 30. Xác lập lại mục tiêu công việc và nỗ lực đạt được những mục tiêu đó bằng cách không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng, mở rộng các mối quan hệ.

Nếu không muốn tuổi 35, 40 phải hối hận hay tiếc nuối, thì ngay trước khi quá muộn, bạn cần thay đổi suy nghĩ, tư duy của mình để thay đổi tình hình trước mắt. Bởi vốn dĩ, cuộc đời chỉ thay đổi khi chính bạn thay đổi.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers