• .
adsads
shutterstock 692204380 min
Lượt Xem 14 K

Có một sự tức tối và tủi thân không hề nhỏ khi bạn bè, thậm chí là đồng nghiệp xung quanh đều được tăng lương trong thời gian ngắn, còn bạn thì không! Bạn vẫn cặm cụi làm việc, chấm công đúng giờ, luôn đạt KPI hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Nhưng bạn vẫn chẳng được tăng lương, mà có thì họa hằm lắm cũng chỉ tăng vài trăm ngàn cho vui. Chẳng lẽ bạn phải đợi thêm 1 năm nữa để xem công ty có tăng lương không? Trong khi bạn chỉ cần nhảy việc là mức lương đã có thể tăng lên 10 – 20% rồi! Nhưng cứ thế mà nhảy việc thì có phải là quá vội vàng không?

Tại sao bạn cần phải được tăng lương ít nhất 1 năm/ lần?

Bạn đã từng thử giải bài toán giữa tỷ lệ tăng lương và tỷ lệ lạm pháp hằng năm chưa? Ví dụ nhé:

Ở Mỹ, năm 2014, một thống kê cho thấy một nhân viên trung bình được tăng 3% lương hằng năm. Nhân viên xuất sắc được tăng 4.5% và nhân viên làm việc kém hơn thì được tăng 1.3% lương. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm pháp cùng năm tại Mỹ (dựa trên chỉ số tiêu dùng) là 2.1%. Vậy có nghĩa là:

  • Nhân viên xuất sắc được tăng: 2.4%
  • Nhân viên trung bình được tăng: 0.9%
  • Nhân viên kém hơn, không những không được tăng mà còn giảm đi 0.8% so với mức lương hiện tại.

Đó là số liệu tại thị trường Mỹ cách đây 6 năm. Nếu xét về thị trường Việt Nam, tỷ lệ lạm pháp trong 3 năm 2017 – 2018 – 2019 lần lượt là 3.53% – 3.54% – 2.73%. Điều đó có nghĩa là, bạn cần phải được tăng lương tối thiểu 1 lần/năm! Và mức tăng hằng năm thấp nhất phải từ 3 – 5% so với mức hiện tại, nếu không thì nguy cơ lương bạn đang giảm dần theo thời gian là rất cao.

 

Bạn không được tăng lương, lỗi do đâu? 

Không được tăng lương, quanh đi quẩn lại cũng chỉ có 2 trường hợp: Một là, kết quả làm việc của bạn không đem lại hiệu quả như cấp trên, công ty kì vọng. Nói trắng ra thì bạn đã làm việc không hề tốt chút nào và bạn không được tăng lương là điều hiển nhiên.

Hai là, bạn có một người cấp trên hoặc một ban lãnh đạo tồi. Và thật may mắn nếu rơi vào trường hợp này, vì chắc chắn bạn sẽ không còn phải đau đầu về chuyện nhảy việc nữa. Nhưng quan trọng là làm sao bạn biết được bạn đang nằm ở trường hợp nào. Vì thật sự, xác định ai là người có lỗi trong vấn đề nhạy cảm này là vô cùng khó khăn.

Thừa nhận mình sai trong trường hợp này chẳng khác nào công nhận mình là một nhân viên tồi, có năng lực kém. Nhưng nếu không hiểu đúng và chấp nhận sự thật để tìm đúng cách thay đổi, thì sự nghiệp hay mức lương của bạn chỉ có thể thụt lùi theo thời gian mà thôi. Vì thế, hãy nhìn lại quá trình làm việc của mình trong suốt 1 năm qua một cách công tâm nhất và tự trả lời những câu hỏi sau nhé:

  • Liệu các mục tiêu cấp trên, công ty đề ra, bạn có hoàn thành tốt không? Bạn có vượt chỉ tiêu đề ra hay làm mãi vẫn chỉ ở mức đạt?
  • Liệu trong suốt quá trình làm việc vừa qua, bạn có tạo nên các lỗi lầm nào ảnh hưởng đến công ty không? Dù chỉ là một lỗi nhỏ? Hay bạn có từng bị khách hàng, đối tác hay các phòng ban khác phàn nàn không?
  • Và liệu, thái độ làm việc của bạn có thật sự tốt? Cách hành xử khi đồng nghiệp có việc cần sự hỗ trợ của bạn là gì? Mỗi khi nhận được một nhiệm vụ mới khó nhằn, bạn sẽ ra sao? Nhăn nhó, thoái thác hay hào hứng, nhiệt tình? Nỗ lực làm việc hay đại khái cho xong?

 

Nếu công ty sai, bạn cần ra đi ngay!  

Trả lời được 3 câu hỏi trên, chứng tỏ bạn đã biết được mình thuộc trường hợp nào. Nếu vấn đề không tăng lương nằm ở ban lãnh đạo, công ty thì việc đầu tiên bạn nên làm chính là chia sẻ thẳng thắn về mong muốn tăng lương với cấp trên. Và đừng quên, chuẩ bị các số liệu cho thấy bản đã nỗ lực như thế nào trong thời gian qua. Nếu vấn đề này không được giải quyết sớm khi bạn đề xuất thì đừng ngần ngại nữa, hãy nhảy việc ngay khi có thể.

Nhưng nếu vấn đề nằm ở bạn thì lại khác. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn ra đi và tìm một công ty khác với mức lương đề xuất hấp dẫn hơn. Vì theo các thống kê, nhảy việc giúp chúng ta tăng từ 10 – 20% lương. Thậm chí, nhiều trường hợp còn tăng 50% lương. Nhưng rồi sau đó, bạn sẽ ra sao? Đợi tiếp một năm nữa để nhảy việc?

Nếu được, HR Insider khuyên bạn hãy thử thay đổi ngay tại công ty hiện tại. Vì bạn không chỉ hiểu rõ công việc mà còn không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu hay làm quen với các đồng nghiệp. Và điều nữa là, cứ 6 tháng bạn lại có cơ hội được cấp trên, ban lãnh đạo đánh giá năng lực và xem xét tăng lương một lần. Vì thế, nửa năm tới là cơ hội lớn để bạn thử một lần thay đổi và phát huy hết tiềm lực của bản thân. Lúc này, không chỉ cấp trên mà còn cả bạn nữa, hãy tự đánh giá lại bản thân lần nữa. Và nếu không có gì thay đổi, thì có thể đã đến lúc bạn nên ra đi và tìm cho mình một nơi khác để thay đổi và phát triển sự nghiệp.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers