• .
adsads
Thiết kế không tên 8
Lượt Xem 19 K

Nộp đơn xin nghỉ chưa bao giờ là việc dễ dàng, sẽ càng khó khăn hơn khi lý do ra đi liên quan đến vấn đề lương thưởng, công việc. Dù là mới đi làm hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, chắc hẳn bạn cũng chứng kiến không ít cuộc ra đi đầy “thị phi”. Nếu không đơn giản là tụ năm tụ bảy lại nói xấu cấp trên, công ty thì cũng cãi cọ, người ra đi ấm ức – kẻ ở lại khó chịu, phải không? Và lần này, bạn là người tiếp theo ra đi? Vậy điều gì sẽ giúp bạn khác biệt những trường hợp còn lại, biến bạn thành nhân vật “chính diện” tuyệt vời trong mắt mọi người? Bạn cần phải “diễn xuất” như thế nào đây?

Đừng đưa người khác vào thế đã rồi!

Trong cuộc sống, không ai muốn bản thân bị rơi vào thế bị động và trở thành “con rối” của người khác. Điều này nghe có vẻ trần trụi nhưng lại chính là sự thật. Sự ra đi của bạn nếu không được báo trước sẽ chẳng khác nào đẩy người cấp trên sớm ngày làm việc cùng mình vào thế bị động và không biết xử lý thế nào. Vì dù bạn nghỉ làm, công việc và tiến độ vẫn phải theo kế hoạch đã định, nghĩa là cấp trên và đồng nghiệp của bạn vẫn còn hàng đống chỉ tiêu phải đảm bảo với ban điều hành.

Chính vì thế, khi đã quyết định ra đi, cấp trên là người bạn cần phải thông báo trước tiên và càng sớm càng tốt. Như thế, cấp trên sẽ có thêm thời gian tìm kiếm và sắp xếp nhân sự thay thế bạn, đảm bảo công việc vẫn vận hành trơn tru. Hành động tử tế này sẽ giúp bạn ghi điểm tuyệt đối với cấp trên và cả những người bạn đồng nghiệp ở lại.

TẠO TÀI KHOẢN MỚI – MAY MẮN NHẬN VOUCHER 100K

THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ

Bên cạnh đó, cấp trên và đồng nghiệp sẽ là người hiểu rõ nhất hoàn cảnh cũng như quyết định của bạn. Bất ngờ phải không, nhưng đây hoàn toàn có thể trở thành sự thật nếu bạn chia sẻ với họ một cách chân thành. Vì hơn ai hết, họ là những người làm việc sớm tối bên bạn, có thể hiểu được những khó khăn trong cuộc sống hay công việc khiến bạn quyết định nghỉ việc. Việc chia sẻ một cách chân thành chưa chắc khiến họ đồng tình với quyết định của bạn nhưng chắc chắn sẽ giúp họ cảm thông cho trường hợp của bạn. Tuy nhiên, đừng biến việc chia sẻ này thành câu chuyện “thị phi” của cuộc đời mình. Hãy chọn cách chia sẻ phù hợp thay vì buôn dưa lê nhé!

Đừng để lương thưởng, chính sách đãi ngộ “dắt mũi” bạn!

Hầu hết người nghỉ việc đều có chung nỗi niềm về lương thưởng và chế độ phúc lợi. Và càng cận kề ngày nghỉ việc thì nỗi niềm này lại càng bùng nổ. Đây cũng là một điều vô cùng dễ hiểu, lúc này tâm lý chung của chúng ta là chỉ mong được giải tỏa vì sớm muộn gì thì cũng chẳng còn day dưa trong tương lai. Nhưng cũng đừng vì thế mà để chuyện lương thưởng, chế độ phúc lợi tại công ty hiện tại “dắt mũi” bạn.

Mãi mê chê bai, chì chiết những gì bạn đã nhận được trong thời gian vừa qua với các đồng nghiệp hay tỏ rõ thái độ bực tức về điều này với cấp trên trong những ngày cuối cùng, bạn sẽ nhận được gì? Tất nhiên, bạn sẽ thấy thoải mái và hả hê vì đã được nói ra những ấm ức mà mình phải chịu đựng. Nhưng liệu cấp trên, những người đã tạo cơ hội cho bạn nhận được những điều ấy từ lúc bắt đầu sẽ thấy như thế nào? Cả những đồng nghiệp vốn đang hài lòng với mọi điều sẽ nghĩ ra sao?

Không ai bắt bạn thể hiện sự rộng lượng của mình, nhưng nếu được, bạn hãy thể hiện là người hiểu chuyện và tôn trọng những người xung quanh. Vì chắc chắn, bạn đã làm việc tại công ty có nghĩa là ở thời điểm ban đầu, bạn hài lòng với những gì được nhận, đúng không?

Tin đồn hành lang – Tuyệt chiêu của nhân vật “phản diện”

Nếu đã chọn đóng vai “chính diện” thì việc mà bạn cần tránh chính là “tin đồn hành lang”. Đừng thêu dệt hay để bị thêu dệt bởi bất kì câu chuyện nào. Nếu chuyện ra đi là không thể tránh khỏi thì bạn hãy học cách giữ im lặng trong những trường hợp cần thiết.

Chỉ một mẩu chuyện nhỏ về việc một nhân viên nữ xin nghỉ việc với thái độ bất cần cũng có thể truyền tai thành nhiều phiên bản như “cô nàng tiểu tam” hay “bị gạ gẫm chốn công sở”. Đây chỉ là một số nhỏ trong các câu chuyện “thị phi” có thể xảy ra khi nghỉ việc. Và đừng tưởng bở rằng khi nghỉ việc tại một nơi là bạn đã không còn can hệ gì. Chỉ cần bạn còn tồn tại, những câu chuyện “thị phi” này vẫn sẽ tiếp tục theo đuổi bạn đến những chỗ làm mới. Vì thế, hãy giữ bản thân tránh xa những tin đồn hành lang không đáng để có một hồ sơ hoàn hảo hơn trong mắt nhà tuyển dụng cũng như những người đồng nghiệp cũ.

Chúng ta không thể lúc nào cũng là người tốt, có những lúc chúng ta buộc phải trở thành người xấu để bảo vệ quyền lợi của mình. Nhưng khi đã quyết định ra đi để tìm kiếm một nơi mới thì hãy cố gắng đừng đóng vai “phản diện”. Thế giới này không chỉ hình tròn mà còn rất nhỏ bé. Chỉ một sơ xuất nhỏ tưởng chừng không quan trọng cũng hệ lụy đến sự nghiệp đấy!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers