• .
adsads
Thiết kế không tên 11
Lượt Xem 4 K

Liệu ta có nên kìm nén và cứ vờ như nó không tồn tại?

Ta có thể tìm cách hạn chế tác động tiêu cực từ những cảm xúc này? Hoặc ta nên làm liều, biến mọi thứ tệ hại hơn bằng những lời nói hay hành động sai trái?

Có thể thấy được rằng, “dồn nén cảm xúc” chắc chắn không phải lựa chọn hay và có một số kỹ thuật mà tất cả chúng ta đều dễ dàng áp dụng để đối phó với những cảm xúc tiêu cực.

Tuy nhiên, nếu bạn đã từng tự hỏi mình phải làm gì với những cảm xúc tiêu cực này thì bạn chẳng phải người duy nhất vật lộn với chúng. Rất nhiều người cũng có thắc mắc tương tự như vậy về sự căng thẳng và cách đối phó với nó. Những người này khi rơi vào những cảm xúc tiêu cực như tổn thương, bực dọc hoặc giận dữ, họ biết rằng mình không nên giả vờ như không cảm thấy gì nhưng họ cũng không muốn mình chết chìm trong những cảm giác tiêu cực và cứ mãi đăm chiêu về chúng như vậy. Hầu hết chúng ta đều biết rằng đây là những cách làm không giúp đẩy lùi căng thẳng.

Bạn đúng khi cho rằng ngó lơ cảm xúc ( kiểu như “dồn nén cơn giận”) không phải là cách làm tốt để xử lý chúng. Nói chung, làm vậy không khiến chúng biến mất, mà lại có thể khiến chúng bộc lộ ra theo nhiều cách khác. Vì cảm xúc của bạn đóng vai trò như một dấu hiệu cho thấy những điều bạn đang làm có hiệu quả hay là không.

Nếu bạn cảm thấy tức giận hay bực dọc, đây có thể là một dấu hiệu cho thấy có thứ gì đó cần thay đổi. Nếu bạn không thay đổi tình huống hay cách suy nghĩ tiêu cực khiến bạn có những cảm xúc “báo động đỏ” khó chịu này, nó sẽ tiếp tục khơi dậy.

Ngoài ra, khi không xử lý những cảm xúc tiêu cực của bản thân, chúng sẽ gây ra vấn đề lên sức khỏe thể chất và tình cảm của bạn.

Tuy nhiên, chìm đắm, hay day đi day lại nỗi bực dọc, oán giận và những cảm xúc tiêu cực khác cũng mang đến những hệ lụy chẳng hay ho gì cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần lắng nghe những cảm xúc của chính mình và làm gì đó để giải tỏa chúng.

 

Đâu là những lựa chọn giúp đẩy lùi cảm xúc tiêu cực?

Hiểu rõ cảm xúc của bản thân

Làm thế nào để dân văn phòng đối phó với cảm xúc tiêu cực?

Hãy tự nhìn vào nội tâm mình và cố gắng định vị những tình huống gây ra căng thẳng cùng những cảm xúc tiêu cực trong đời sống.

Thực hiện mọi thay đổi mà mình có thể

Hãy lấy những gì bạn học được từ đề xuất ở trên và thực hành chúng. Giảm thiểu những yếu tố gây căng thẳng và bạn sẽ thấy bản thân càng ngày càng bớt cảm giác tiêu cực hơn.

Bao gồm các hoạt động sau:

– Giảm thiểu căng thẳng trong công việc

– Học cách giao tiếp một cách quyết đoán (để không cảm thấy bị người khác o ép)

– Thay đổi những kiểu suy nghĩ tiêu cực bằng một quá trình có tên tái cấu trúc nhận thức

Tìm cách giải tỏa

Thực hiện thay đổi trong đời sống có thể làm giảm những cảm xúc tiêu cực, nhưng nó không xóa bỏ hoàn toàn yếu tố gây căng thẳng. Khi bạn thực hiện thay đổi trong cuộc sống để bản thân bớt khó chịu thì bạn cũng cần phải tìm ra những cách giải tỏa lành mạnh để đối phó với những cảm xúc này.

– Tập thể dục thường xuyên

– Thiền định

– Tìm cơ hội tận hưởng, cho cuộc sống nhiều tiếng cười hơn

 

— HR Insider/ Theo Blog tâm lý —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong những giá trị cốt lõi để duy trì sự hòa...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả –...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công...

Bài Viết Liên Quan

Dĩ hòa vi quý có thực sự tồn tại trong môi trường công sở

Trong văn hóa Việt Nam, "dĩ hòa vi quý" luôn được xem là một trong...

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho...

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện...

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh...

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều,...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers