Orientation được biết đến như một khởi đầu chào đón nhân viên mới và trở thành nét văn hóa quan trọng đối với mỗi công ty, doanh nghiệp. Bạn có bao giờ thắc mắc Orientation là gì và tại sao Orientation Training lại cần thiết trong quá trình làm việc? Trong bài viết dưới đây, VietnamWorks HR Insider sẽ giúp bạn khám phá những bí ẩn liên quan đến thuật ngữ này nhé!
Orientation là gì?
Đối với các công ty, doanh nghiệp vừa thành lập hoặc những bạn sinh viên mới ra trường, việc tìm hiểu Orientation là gì là điều hết sức cần thiết. Về cơ bản, đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ những buổi giới thiệu về công ty cho nhân viên mới vào. Trong buổi giới thiệu này, nhân viết mới sẽ được tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của công ty, ngành nghề kinh doanh, các phòng ban làm việc,…
Mục đích của các buổi Orientation là giúp nhân viên bớt cảm giác ngại ngùng và tự tin hơn khi bước chân vào “đại gia đình” mới. Đồng thời, qua buổi giới thiệu này, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về công ty và có nền tảng cơ bản để họ làm việc một cách hiệu quả, năng suất hơn.
Buổi Orientation có thể được công ty tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như họp offline tại văn phòng, cung cấp tài liệu hướng dẫn bằng ebook hoặc sách, video, họp online,… Hiện nay, một số công ty đã áp dụng hình thức Hybrid Learning – kết hợp giữa đào tạo online và offline để mang đến sự tiện lợi cho nhân viên.
Vai trò của Orientation là gì?
Orientation đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, cụ thể:
Giúp nhân viên thích nghi với môi trường mới
Như đã nói ở trên, Orientation giúp nhân viên mới hiểu rõ về văn hóa, môi trường làm việc, giá trị cốt lõi và mục tiêu phát triển của công ty. Đây là cách giúp họ cảm thấy có sự kết nối mạnh mẽ với môi trường làm việc ngay từ những ngày đầu. Qua các buổi giới thiệu này, nhân viên mới sẽ có cơ hội làm quen với lãnh đạo, đồng nghiệp và các quy trình công việc. Điều này giúp họ tăng khả năng tương tác tích cực và tránh cảm giác bối rối, ngại ngùng.
Thu hút nhân tài vào công ty
Không chỉ là cơ hội để công ty làm quen với nhân viên, Orientation còn là cơ hội để nhân viên mới tìm hiểu về mức độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Một chương trình Orientation hữu ích sẽ giúp xây dựng hình ảnh uy tín cho tổ chức, từ đó làm tăng khả năng thu hút nhân viên có năng lực.
Tăng tinh thần đoàn kết của nhân viên
Buổi Orientation không chỉ đơn thuần là một buổi tiếp nhận thông tin mà đây còn là cơ hội để nhóm nhân viên mới xây dựng mối quan hệ với nhau. Thông qua các buổi này, tinh thần đồng đội sẽ được xây dựng một cách mạnh mẽ, từ đó tạo ra sự cam kết đối với mục tiêu chung của công ty.
Tăng trưởng doanh thu
Khi nhắc đến vai trò của Orientation là gì, chúng ta không thể không nhắc đến khả năng tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp. Theo đó, khi được hướng dẫn và đào tạo đúng cách, các nhân viên sẽ nhanh chóng đóng góp giá trị vào quá trình sản xuất, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tiết kiệm thời gian và nguồn tài nguyên
Quá trình Orientation được xây dựng hiệu quả và có tổ chức. Điều này giúp tối ưu hóa thời gian và nguồn lực của cả doanh nghiệp lẫn nhân viên mới. Đó cũng chính là lý do mà ngày càng có nhiều công ty áp dụng mô hình Orientation vào quá trình hoạt động của mình.
Quy trình Orientation cũng có thể áp dụng cho các vị trí chuyên môn như Kế toán doanh nghiệp, giúp nhân viên mới nhanh chóng làm quen với công việc. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ các nghề khác như Biên kịch là gì cũng có thể mở rộng tầm nhìn cho nhân viên trong môi trường sáng tạo.
Tìm hiểu về Orientation Training và quy trình thực hiện
Không chỉ thắc mắc Orientation là gì, Orientation Training cũng là một trong những thuật ngữ được nhiều người quan tâm. Theo đó, Orientation Training là quá trình cung cấp cho nhân viên mới những thông tin, hướng dẫn cần thiết để họ hiểu rõ và thích ứng tốt hơn với môi trường làm việc. Dưới đây là quy trình triển khai Orientation mẫu, mời các bạn cùng tham khảo:
Giai đoạn 1: Trước khi Orientation Training
Để có buổi Orientation Training thành công, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, tài nguyên cần thiết trước khi thực hiện. Ví dụ, bạn sẽ cần thực hiện một số yếu tố sau đây:
- Xác định mục tiêu: Các bạn cần xác định rõ mục tiêu của Orientation là gì, nhân viên mới nên biết và nắm vững những điều gì sau quá trình đào tạo.
- Chuẩn bị tài liệu và nguồn tài nguyên: Bạn cần xây dựng và thu thập các loại tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo, đồng thời, đảm bảo luôn có sẵn các tài nguyên như video, hình ảnh, slide, bài giảng,… để hỗ trợ quá trình đào tạo.
- Lên kế hoạch cụ thể: Bạn cần xác định rõ thời gian, địa điểm và phương pháp triển khai Orientation là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị đủ các nguồn lực cần thiết và sắp xếp lịch trình phù hợp.
Giai đoạn 2: Trong giai đoạn Orientation Training
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tài nguyên nói trên và nhân viên mới đến công ty nhận việc theo đúng lịch trình, bạn sẽ tiếp tục thực hiện theo những bước sau đây.
Bước 1: Giới thiệu công ty và văn hóa tổ chức
Giới thiệu các thông tin về lịch sử hình thành và phát triển, văn hóa môi trường, giá trị cốt lõi và cấu trúc tổ chức của công ty trong buổi đào tạo. Điều này sẽ giúp nhân viên hiểu rõ về tổ chức mà họ sẽ làm việc, từ đó sẵn sàng thích ứng với môi trường làm việc mới.
Bước 2: Cung cấp các thông tin liên quan đến quyền lợi
Quyền lợi là vấn đề mà nhân viên nào cũng quan tâm hàng đầu. Doanh nghiệp cần phổ biến các thông tin về lương thưởng, chế độ phúc lợi, chính sách của công ty và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Điều này để đảm bảo rằng nhân viên mới hiểu và được hưởng các quyền lợi mà họ có trong tổ chức.
Bước 3: Giới thiệu về phòng ban làm việc
Trong quá trình Orientation Training, bạn nên giới thiệu đến nhân viên mới cấu trúc tổ chức, nhiệm vụ của từng người trong phòng ban. Bước giới thiệu này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về cấu trúc tổ chức và quy trình công việc mà họ sẽ thực hiện trong tương lai.
Bước 4: Cung cấp dữ liệu liên quan
Trước khi kết thúc quá trình Orientation Training, bạn cần cung cấp thêm những dữ liệu và tài nguyên liên quan cho nhân viên mới, đồng thời hướng dẫn họ cách sử dụng. Chẳng hạn như email công ty, ID nhân viên, số điện thoại, thông tin liên quan đến chấm công,…
Giai đoạn 3: Sau Orientation Training
Sau khi kết thúc quá trình Orientation Training, bạn cần thực hiện theo những bước như sau:
- Đánh giá hiệu quả: Công ty đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình Orientation bằng cách thu thập các phản hồi từ nhân viên mới. Thông qua đó, bạn sẽ xem xét và có những điều chỉnh cần thiết để cải thiện quy trình đào tạo.
- Theo dõi và hỗ trợ: Công ty tiếp tục theo dõi tiến trình và hiệu suất làm việc của nhân viên mới sau quá trình Orientation, đồng thời có phương pháp hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
- Tích hợp vào công việc: Công ty phải đảm bảo rằng nhân viên mới được tích hợp vào công việc thực tế và có những cơ hội để áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học được trong thời gian Orientation Training.
Hy vọng với nội dung bài viết trên đây, bạn sẽ hiểu hơn về Orientation là gì và những thông tin liên quan đến hình thức đào tạo này. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập ngay vào VietnamWorks HR Insider để cập nhật thêm các thông tin hữu ích, giúp quá trình Orientation Training được diễn ra hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo thêm vị trí Cộng tác viên, để hiểu rõ hơn về các yêu cầu và trách nhiệm công việc. Ngoài ra, việc tìm hiểu về các khái niệm như Forwarder là gì cũng giúp nhân viên mới nắm bắt được quy trình làm việc trong lĩnh vực logistics.
— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam
THẢ GA HỌC E-LEARNING MIỄN PHÍ
ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TÌM VIỆC VietnamWorks là kênh thông tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam, luôn mang đến các thông tin tuyển dụng uy tín, chất lượng và nhanh chóng. Với hơn 9.4 triệu lượt truy cập hàng tháng, VietnamWorks giúp kết nối ứng viên với các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm nhân sự tiềm năng. Người tìm việc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin tuyển dụng đáng tin cậy trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VietnamWorks còn tích hợp các tính năng hiện đại, hỗ trợ người dùng tạo CV trực tuyến và ứng tuyển một cách dễ dàng, tiết kiệm thời gian. |
Bài viết dành riêng cho thành viên của HR Insider.