adsads
công việc có ý nghĩa 1
Lượt Xem 6 K

Khi gặp gỡ những con người hạnh phúc, Terkel đã nhận ra một điểm chung ở họ, đó là họ đều có một công việc để dành thời gian vào đó mỗi ngày, vui vẻ cùng nó và tìm thấy ý nghĩa của nó, thậm chí cho qua những mong đợi về lương thưởng.

Suốt hơn bốn mươi năm kể từ sau thời điểm Terkel xuất bản cuốn sách, có vô số các nghiên cứu chỉ ra rằng người đi làm mong đợi một điều sâu sắc hơn không chỉ đơn thuần tiền bạc để đổi lấy sức lao động của họ. Không thể chối bỏ tầm quan trọng của mức lương họ nhận được, nhưng suy cho cùng lương không hề là yếu tố sống còn quyết định sự hài lòng của một người với công việc hiện tại. Trong khi đó, kể từ năm 2005, tầm quan trọng của ý nghĩa và giá trị công việc không còn là điều ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định của người tìm việc như trước nữa. Một bài viết của Harvard Business Review năm 2011 đã khẳng định ý nghĩa của công việc vốn dĩ chính là một “kiểu lương bổng” mới, vậy tại sao các tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn chưa có những hành động mạnh mẽ để tạo ra những giá trị và ý nghĩa trong chính văn hóa doanh nghiệp của họ?

 Thực tế, ý nghĩa của công việc quyết định mạnh mẽ năng suất làm việc của nhân viên, nhưng không phải nhà quản trị nào cũng trả lời được hai câu hỏi sau đây để làm được điều đó. Điều đầu tiên, bất kỳ một công việc, một ngành nghề nào cũng ẩn chứa và tạo ra những giá trị nhất định, và được hình tượng hóa thành tiền. Một công việc có ý nghĩa thực sự đáng giá bao nhiêu, và đầu tư vào nó thì liệu khi nào người ta nhận lại được thành quả, và nhận bao nhiêu? Và điều thứ hai, các doanh nghiệp làm cách nào để tạo ra những ý nghĩa đó?

Một Khảo sát về Ý nghĩa và Mục đích công việc được thực hiện bởi BetterUp vào tháng 10 năm 2018 vừa qua với 2285 người đi làm từ 26 ngành nghề khác nhau, có mức lương khác nhau đã đem đến kết luận khá kinh ngạc.

 

Có đến 9/10 người đi làm ở các độ tuổi và ngành nghề khác nhau đã khẳng định rằng họ sẵn sàng đánh đổi một phần thu nhập trọn đời của mình để làm những công việc ý nghĩa hơn.

Thậm chí, nhiều người tha thiết đến mức sẵn sàng trả tiền để được làm chúng. Còn bạn, nếu bạn có thể tìm được một công việc thực sự ý nghĩa thiết thực, bạn sẽ sẵn sàng đánh đổi bao nhiêu trong mức lương hiện tại của mình? Câu hỏi này đã được đặt ra cho khoảng trên 2,000 người. Trung bình, họ sẽ sẵn sàng bỏ ra khoảng 23% toàn bộ thu nhập trọn đời của mình. Trong một cuộc khảo sát khác, gần 80% người được hỏi mong muốn có một lãnh đạo quan tâm và giúp họ tìm kiếm ý nghĩa và thành công trong công việc hơn là tăng cho họ 20% lương.

công việc có ý nghĩa

 

Một câu hỏi khác liên quan đến vấn đề trên cũng được đặt ra: tạo ra những công việc có ý nghĩa cho nhân viên của mình quan trọng thế nào với doanh nghiệp?

Nếu có được một công việc có ý nghĩa, mỗi người đi làm thường dành nhiều hơn 1 giờ đồng hồ mỗi tuần cho nó, và nghỉ phép năm ít hơn 2 ngày. Các doanh nghiệp sẽ thấy rằng các nhân viên được làm điều họ thích sẽ sẵn sàng dành nhiều thời gian hơn ở lại công ty, không với sự uể oải của một người phải làm thêm ngoài giờ, mà là sự phấn khích khi có nhiều thời gian hơn cho cái mình thích thú. Đây không chỉ là về vấn đề thời gian, mà còn tăng đáng kể năng suất làm việc. Dựa trên các tỉ lệ tương quan giữa sự hài lòng và năng suất làm việc, người ta ước tính mỗi người đi làm sẽ tạo thêm hơn 9 nghìn đô la mỗi năm khi có được một công việc có ý nghĩa.

 

Không chỉ vậy, điều này còn có ý nghĩa trong việc giữ chân nhân tài.

Khoảng 69% người đi làm hài lòng với công việc thường sẽ không chọn nhảy việc trong vòng 6 tháng tới, và có thời gian làm việc trung bình dài hơn 7,4 tháng so với những nhân viên thấy công việc của mình thiếu ý nghĩa. Điều này tương đương với việc mỗi doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đến 6,43 triệu đô chi phí hàng năm để giữ chân nhân viên, tuyển dụng người mới,… cho khoảng 10,000 nhân viên, khi tất cả nhân viên của họ cảm thấy công việc họ làm đầy ý nghĩa.

Tuy nhiên, hiện nay hầu hết người đi làm đều thú nhận rằng họ chỉ hài lòng một nửa về công việc mình đang làm. Chỉ có 1 trong 20 người được hỏi cho rằng công việc đang làm thật sự là công việc “trong mơ” với họ.

Trước thử thách này, các doanh nghiệp hoặc là phải tạo ra cho được cái mà họ cần, hoặc là vuột mất họ sang nơi khác, nơi họ có thể tạo ra nhiều giá trị có ý nghĩa hơn cho chính họ và cho cả doanh nghiệp.

 

Có nhiều cách để nhà tuyển dụng làm được điều đó, nhưng đừng bao giờ bỏ qua 3 yếu tố sau:

 

1. Kết nối và đồng hành cùng các hệ thống, tổ chức xã hội để tạo ra các giá trị chung cho cộng đồng

Những nhân viên thường tham gia vào các hoạt động xã hội tổ chức tại nơi làm việc thường tìm thấy ý nghĩa trong công việc cao hơn cao hơn đến 47%. Tinh thần tập thể, chia sẻ những mục đích chung sẽ góp phần thúc đẩy văn hóa công ty và tạo ra giá trị cho môi trường làm việc, góp phần làm giảm tới 24% tỉ lệ nghỉ việc của các doanh nghiệp.

Với các hành động không mấy cầu kì, các doanh nghiệp có thể tạo ra những sự kết nối và những mục tiêu phấn đấu chung cho nhân viên. Chặng hạn như khuyến khích các nhà quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ với nhân viên những ý nghĩa họ tìm thấy trong công việc hàng ngày của chính mình, cách suy nghĩ hoặc quan điểm về một vấn đề nào đó, hay đơn giản hơn, tạo ra nhiều hơn và kịp thời hơn các cơ hội để nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau, đang làm các công việc khác nhau nhìn thấy được việc họ đang làm dù chẳng ai giống ai, nhưng đều gắn kết vào mục tiêu chung, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp.

Nhưng hoạt động trên sẽ cần sự quan sát, theo dõi của các nhà quản trị. Nhưng lâu dài hơn, hãy xây dựng những điểm chung giữa các phòng ban, gắn liền với doanh nghiệp, để mỗi khi doanh nghiệp bạn có một thành tựu nào đó, nhân viên của bạn xem đó là niềm hạnh phúc của chính họ.

công việc có ý nghĩa

 

2. Đầu tư vào việc phát triển năng lực của nhân viên

Thực tế, những nhân viên càng tự tin ở năng lực làm việc của bản thân sẽ càng dễ dàng tìm thấy ý nghĩa của công việc đang làm, càng tích cực hoàn thiện và phát triển bản thân mình nhiều hơn. Những nhân viên như vậy càng dễ được truyền cảm hứng bởi tầm nhìn chung của công ty, nỗ lực để đạt được nó và hào hứng tạo ra những giá trị cho người khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy mọi công việc đều trở thành những công việc có trí tuệ khi nhân viên của bạn được cho phép làm điều đó. Và khi họ được phép mang trí tuệ và óc sáng tạo của mình vào công việc thay vì phải hoàn thành mọi thứ theo một quy trình sẵn có như một cái máy, hoặc ít ra họ chính là người góp phần vào việc hình thành nên cái quy trình đó, tất nhiên họ sẽ tìm thấy ý nghĩa thực sự của nó.

Thậm chí, một nhân viên bán hàng hay một người lao động phổ thông làm trong các dây chuyền sản xuất tự động cũng thường có những hiểu biết rất giá trị để cải thiện cách vận hành công việc. Khuyến khích và đón nhận những ý tưởng từ nhân viên cũng là một điều cần thiết để giúp họ tìm thấy ý nghĩa của công việc khi được đóng góp vào việc cải thiện quy trình làm việc của công ty. Một nghiên cứu được thực hiện trên một nhóm công nhân mới vào nghề tại một nhà máy thép cho thấy khi ban quản lý đưa ra các chính sách để vận dụng những hiểu biết về chuyên môn cũng như các giải pháp vận hành sáng tạo từ công nhân, giúp tiết kiệm thời gian sản xuất 3,5%, làm gia tăng lợi nhuận hoạt động hàng năm đến 1,2 triệu đô la.

 

3. Nhân rộng ý nghĩa công việc trong toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp

Không phải tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều có thể tìm thấy ý nghĩa công việc như nhau. Chẳng hạn, những nhân viên lớn tuổi thường dễ tìm thấy ý nghĩa trong công việc hơn những người trẻ. Những nhân viên đã thành lập gia đình và có con cái thường dễ tìm thấy ý nghĩa trong công việc của mình so với người khác đến 12%. Hoặc những người làm việc trong mảng y tế, giáo dục và công tác xã hội thường tìm thấy ý nghĩa công việc nhiều hơn những người làm các công việc quản trị, vận chuyển.

Hãy tận dụng những nhân viên có khả năng tìm thấy ý nghĩa trong công việc cao hơn để nhân rộng, lan tỏa nó trong toàn bộ công ty, để họ trở thành người hướng dẫn và hỗ trợ những nhân viên khác.

 

Mỗi một nhân viên của bạn luôn mong muốn tìm thấy ý nghĩa trong công việc mình làm, và đổi lại, sẽ nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa cho công ty. Họ không chỉ hy vọng có được một công việc có ý nghĩa, họ mong đợi điều đó – và sẵn sàng trả giá đắt để có được nó. Và tương tự, doanh nghiệp của bạn cũng vậy!

— HR Insider / Theo Harvard Business Review —

VietnamWorks.com – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers