adsads
Lượt Xem 4 K

Kỹ năng đàm phán là một trong những chìa khóa quan trọng giúp bạn mở cánh cửa thành công. Và thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu ứng viên của mình sở hữu khả năng đàm phán tốt. Bởi một nhân viên có thể đàm phán giỏi sẽ biết cân bằng lợi ích, thuyết phục được đối tác lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của mình và đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để rèn luyện kỹ năng này thật tốt?

 

1/ Kỹ năng đàm phán: Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng 

Để công việc đàm phán diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, bước đầu tiên bạn cần làm chính là tìm hiểu về đối tác của mình. Điều này sẽ giúp bạn có thể đưa ra những phương án đàm phán thích hợp dựa trên các yêu cầu cũng như nhu cầu của họ.

 

2/ Kỹ năng đàm phán: Chuẩn bị nội dung cần thiết

Bạn có bao giờ muốn nghe ai đó thuyết phục mình với những lý lẽ sáo rỗng, đôi khi còn gặp phải vấp váp không? Tất nhiên, để những lời nói của bạn trở nên có trọng lượng và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối, bạn cần chuẩn bị trước nội dung, thông tin sẽ nói khi gặp đối tác.

Một người có kỹ năng đàm phán sẽ không để mắc phải những sai sót nhỏ trong lúc nói. Mọi thứ nói ra phải thuyết phục, kèm theo dẫn chứng cụ thể và thái độ tự tin. Vì thế, chuẩn bị cho mình một kịch bản nội dung là điều rất cần thiết.

 

3/ Kỹ năng đàm phán: Đánh giá và phân tích đối tác 

Trong cuộc đàm phán, hãy chú ý quan sát đối tác của bạn, hãy đánh giá và phân tích thử họ thuộc tuýp người nào để có thể ứng biến phù hợp. Chẳng hạn như, có người không thích nghe những lời nói hoa mỹ, nhưng có người lại ghét lời nói lý lẽ, cứng nhắc,…

Điều bạn cần làm là phân tích xem đối tác của mình thuộc kiểu người thế nào thông qua một vài đặc điểm: cách ăn mặc, phong thái, ngôn từ,…Thường thì bạn có thể thu thập thông tin của họ nhờ vào những “vệ tinh” xung quanh. 

 

4/ Hãy lắng nghe khách hàng

Đàm phán là một cuộc giao dịch được thỏa thuận dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của đôi bên, cùng nhau phát triển. Thế nên, đừng chỉ nghĩ đến mỗi bên bạn, kỹ năng đàm phán giỏi là kỹ năng chỉ ra được những điểm lợi khi đối tác lựa chọn bạn.

Việc lắng nghe đối tác hay khách hàng nói sẽ giúp bạn có thêm cơ sở thông tin để tối ưu hóa kế hoạch đàm phán. Hãy đặt ra những câu hỏi để hiểu đối phương đang muốn gì và chắc chắn cuộc đàm phán sẽ thành công khi bạn “lấp đúng chỗ trống” của khách hàng.

 

5/ Đàm phán có nghĩa là thảo luận và thỏa thuận

Hãy nói cho đối phương biết dịch vụ của bạn có gì tốt, những gì bạn có thể cung cấp cho họ và làm thế nào bạn có thể giúp được họ. Vì chỉ khi bạn cho họ những gì họ cần, giải quyết giúp họ vấn đề họ không thể giải quyết thì cuộc đàm phán mới có thể thành công.

Và để làm được điều đó, bạn và đối phương cần phải thảo luận và thỏa thuận với nhau chứ không phải khăng khăng đây là cuộc giao dịch bán hàng hay bán dịch vụ.

 

6/ Đôi bên cùng có lợi mới là cuộc đàm phán tốt

“Cuộc đàm phán nên hiểu chúng ta đang giải quyết những vấn đề của mọi người như thế nào và bất lợi nào chúng ta nên tránh”. Điều quan trọng để giúp cuộc đàm phán thành công chính là kỹ năng quản lý rủi ro và tối ưu hóa các mặt lợi. 

 

7/ Nghệ thuật giao tiếp trong đàm phán

Tận dụng khả năng giao tiếp tinh tế là cách sẽ giúp bạn thành công trong cuộc đàm phán. Kỹ năng giao tiếp sẽ thể hiện ở những điểm như: phong cách ăn mặc lịch sự, lời nói chân thành, thái độ vui vẻ, khả năng lắng nghe,…

Có nhiều cuộc đàm phán diễn ra trong thời gian dài từ 1 đến 2 tiếng hoặc hơn. Vì thế kỹ năng giao tiếp là cứu cánh giúp khách hàng không cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi.

 

8/ Hãy cho bạn và đối tác thời gian để suy nghĩ

Sẽ thật tuyệt nếu những cuộc đàm phán đều diễn ra trong thuận lợi và suôn sẻ. Thế nhưng, chúng ta rất khó tránh khỏi tình huống cuộc đàm phán không đi đến kết quả, cả hai bên đều căng thẳng.

Những lúc này, điều bạn cần là thời gian. Thời gian để hai bên suy nghĩ về vấn đề đã bàn bạc và tìm ra những giải pháp phù hợp hơn. Đừng cố ép bạn và đối tác phải có được thỏa thuận chỉ với lần đàm phán đầu tiên.

Với 8 bước cơ bản giúp bạn cải thiện kỹ năng đàm phán mà chúng tôi cung cấp, mong rằng bạn có thể ứng dụng nó vào công việc và cuộc sống. Chúc bạn thành công và sớm trở thành một chuyên gia đàm phán giỏi.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được giá trị của em?" Câu than thở này có lẽ...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay gắt, tấm bằng Thạc sĩ đã trở thành lựa chọn...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, người thân. Dưới đây là...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành và ý nghĩa. Đặc biệt, lời chúc năm mới người...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là thời điểm để người Việt thể hiện sự tôn trọng...

Bài Viết Liên Quan

Bí kíp nâng cấp kỹ năng trình bày thuyết phục dành cho mùa performance review 2024

"Em làm việc rất chăm chỉ cả năm, nhưng sao sếp vẫn không thấy được...

Thật hư chuyện lên chức, lên lương nhờ tấm bằng Thạc sĩ?

Trong xã hội hiện đại, nơi sự cạnh tranh trong công việc ngày càng gay...

999+ Câu chúc Tết bạn bè độc đáo, hài hước nhất 2025

[2025] Tuyển tập câu chúc Tết bạn bè hay, độc đáo và hài hước nhất

Tết đến xuân về là dịp để chúng ta trao gửi những lời chúc tốt...

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa

Tổng hợp lời chúc Tết người yêu, đồng nghiệp ý nghĩa và ngọt ngào nhất

Năm mới là dịp để trao gửi yêu thương qua những lời chúc chân thành...

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền cần nắm

Tết Nguyên đán không chỉ là dịp để sum họp gia đình mà còn là...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers