adsads
Thiết kế không tên 15
Lượt Xem 15 K

 

Tina Nicolai, chuyên viên cố vấn phát triển nghề nghiệp kiêm nhà sáng lập ResumeWritersInk.com gợi ý 7 điều bạn nên cân nhắc trước khi đưa vào hồ sơ xin việc của mình như sau:

1. Mục tiêu nghề nghiệp

Việc bạn chuẩn bị mọi thứ để hoàn thiện hồ sơ và ứng tuyển vào một công ty đủ để chứng tỏ bạn có hứng thú với vị trí này. Tuy nhiên, nếu mục tiêu nghề nghiệp của bạn chỉ nói chung chung rằng “Tôi muốn trở thành kế toán thanh toán, làm việc trong một môi trường năng động và chuyên nghiệp,…” – tức nội dung không nêu bật được những điểm mạnh của bản thân để ghi điểm với nhà tuyển dụng, tốt nhất bạn nên bỏ qua mục này để dành chỗ cho những thông tin cần thiết hơn.

Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt như bạn muốn chuyển ngành nghề làm việc, nhà tuyển dụng cần được biết lý do vì sao qua một đoạn tóm tắt ngắn ở phần này.

2. Những kinh nghiệm làm việc không liên quan

Trong 6 giây đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những “key words” về kinh nghiệm làm việc, chuyên môn trong hồ sơ của bạn để đảm bảo bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bạn nên chọn lọc những kinh nghiệm làm việc phù hợp nhất với vị trí công việc mà bạn muốn ứng tuyển và tránh đưa vào đó những kinh nghiệm hoàn toàn không liên quan. Ví dụ như, kinh nghiệm làm công việc bán thời gian (phục vụ) tại một nhà hàng sẽ không giúp ích gì cho bạn trừ khi bạn mong muốn trở thành quản lý nhà hàng.

3. Những thông tin quá cá nhân

Tình trạng hôn nhân, tôn giáo, hay sở thích cá nhân là những thông tin không cần thiết trong hồ sơ ứng tuyển. Như đã nói trên, với 6 giây ngắn ngủi, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng với những thông tin chứng tỏ rằng bạn chính là người họ đang tìm kiếm. Chẳng hạn bạn có thể liệt kê những thành tích trong công việc trước đây, những khóa học bạn đã tham dự giúp bạn cập nhật kiến thức để cải thiện công việc như thế nào,…

4. Thông tin người tham khảo

Nếu nhà tuyển dụng muốn xác minh qua người tham khảo, họ sẽ hỏi xin phép bạn. Quan trọng hơn, bằng cách này, bạn có thể thông báo cho người tham khảo của mình về việc xác minh thông tin này để họ có sự chuẩn bị. Vì vậy, không cần thiết phải liệt kê thông tin liên lạc của tất cả những người tham khảo bạn có trong hồ sơ.

5. Đại từ nhân xưng

Nhà tuyển dụng đủ thông minh để hiểu rằng tất cả thông tin trong hồ sơ là của bạn. Vì vậy, không cần phải dùng đại từ nhân xưng như “tôi”, “của tôi”.

6. Địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp

Sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng những nickname như boy_dep_chai@…, hay co_be_doi_hon123@… có thể bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp/nghiêm túc. Chỉ mất vài giây và hoàn toàn miễn phí để tạo một tài khoản email mới với tên địa chỉ là tên riêng của bạn để thể hiện tác phong chuyên nghiệp.

7. Thông tin về lương

Một số người thường cung cấp thông tin về lương trong hồ sơ., việc này hoàn toàn không cần thiết và đôi lúc khiến nhà tuyển dụng hiểu sai. Bạn cũng không nên để mức lương mong muốn vào hồ sơ vì đàm phán lương là giai đoạn sau khi phỏng vấn.

 

Tại VietnamWorks, chúng tôi gọi các đồng nghiệp của mình là “Dream Maker” vì mọi người ở đây làm việc vì mục đích cuối cùng: Giúp mọi người và doanh nghiệp đạt được ước mơ. Chúng tôi hiện thực ước mơ của khách hàng bằng cách giúp họ tìm được đúng người phù hợp. Đồng thời, chúng tôi làm ngắn lại công cuộc tìm kiếm công việc của những người tìm việc bằng cách giới thiệu việc phù hợp, bổ sung những lời khuyên nghề nghiệp hữu ích và mời họ đến các sự kiện nghề nghiệp.

VietnamWorks đang tuyển dụng nhiều vị trí hấp dẫn. Tìm hiểu tại đây.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên...

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi...

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa...

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với...

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt...

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ...

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers