adsads
Untitled design
Lượt Xem 6 K

Trầm cảm trong công việc đang là căn bệnh tâm lý tiềm tàng ở nhiều người hiện nay. Những suy nghĩ nặng nề liên quan đến áp lực công việc hoặc môi trường làm việc rất dễ khiến bạn rơi vào vòng xoáy tiêu cực. Hãy kiểm tra ngay liệu bản thân đã từng gặp phải 1 trong 7 dấu hiệu dưới đây, để có biện pháp khắc phục kịp thời tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến con đường sự nghiệp cũng như đời sống của bạn.

 

Không ngừng nghĩ về công việc

Sau giờ làm việc chính là khoảng thời gian để bạn thư giãn và nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng sau một ngày dài quay cuồng với giấy tờ, số liệu. Vì thế, nếu bạn trở về nhà nhưng vẫn không ngừng nghĩ về cuộc họp chiều nay, hay những email chưa kịp trả lời, hoặc thậm chí trên bàn ăn vẫn tiếp tục liên lạc với khách hàng, thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

Nghĩ ngợi quá nhiều là nguồn gốc lớn nhất của trầm cảm. Do đó, thay vì tiếp tục ôm việc về nhà, hãy cố gắng tận hưởng khoảng thời gian hiếm hoi này, làm những hoạt động yêu thích như xem phim, đọc sách để đầu óc của bạn được thảnh thơi đúng nghĩa.

 

Suy nghĩ tiêu cực về công việc đang làm

Đã bao giờ bạn lâm vào tình trạng bản thân không ngừng nghĩ về những sai lầm mình mắc phải? Khi bạn bắt đầu chán nản về việc mình làm, những suy nghĩ tiêu cực cũng sẽ bén rễ và hình thành trong đầu bạn. “Tôi sẽ không bao giờ được thăng chức khi làm việc này”, “Tôi đã sai lầm quá nhiều”, “Sếp sẽ không tin tưởng tôi”,… Đừng tiếp tục nhìn vào chiều hướng tiêu cực và vẽ ra viễn cảnh tồi tệ cho bản thân, tất cả chỉ là do bạn tự nghĩ mà thôi!

Bạn hãy cố gắng gạt những vấn đề nhỏ sang một bên, duy trì tư duy tích cực cho những điều tốt đẹp hơn. Nếu cảm thấy chán nản quá mức, hãy thử trò chuyện với đồng nghiệp thân cận hoặc thậm chí là với lãnh đạo bạn tin tưởng để có biện pháp khắc phục tình trạng áp lực công việc này.

 

Không còn quan tâm đến hiệu suất công việc

Hay trì hoãn, thiếu tập trung, cẩu thả và thường xuyên mắc những lỗi ngớ ngẩn trong công việc là dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu lơ là mọi thứ. Nếu bạn có những thói quen xấu này, cần cố gắng hạn chế và loại bỏ từ từ. Việc dung dưỡng các vấn đề của bản thân về lâu dài sẽ vô tình biến những suy nghĩ tiêu cực của bạn thành hiện thực. Lúc đó, bạn sẽ hoàn toàn mất đi đam mê hay động lực để làm bất kỳ điều gì khác.

Hãy thử đặt ra các mốc thời gian hoàn thành công việc trong ngày của mình, và những phần thưởng nho nhỏ cho bản thân như một ly trà sữa, một bữa ăn ngon sau đó chẳng hạn. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế việc sử dụng điện thoại hoặc làm những công việc ngoài lề như lướt web, tán gẫu,… khi làm việc để hoàn toàn 100% tập trung cao độ giải quyết mọi vấn đề một cách năng suất và hiệu quả nhất.

 

Hay cáu kỉnh với đồng nghiệp

Lười giao tiếp với đồng nghiệp và thậm chỉ hay tỏ ra cáu gắt chỉ vì họ làm phiền bạn một vấn đề nào đó là dấu hiệu cảnh báo mức độ stress với công việc của bạn đang rất cao. Môi trường công sở sẽ trở nên tù túng, ngột ngạt nếu như bạn không có một ai để trò chuyện hay trao đổi. Lâu dần, bạn sẽ dần cảm thấy mất kiên nhẫn và nổi nóng ngay lập tức khi có bất kỳ ai làm xáo trộn “sự im lặng” đáng sợ này.

Sau giờ ăn trưa, đừng vội vã trở về bàn làm việc ngay hay lập tức tìm góc vắng vẻ nghỉ ngơi. Hãy thử dành ra khoảng 5-10 phút đồng hồ trò chuyện với đồng nghiệp xung quanh, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và nhiều năng lượng hơn để bắt đầu vào công việc buổi chiều. Nếu có ai đó lỡ làm phiền bạn, đừng vội cáu gắt với họ, bạn hãy bình tĩnh xử lí vấn đề và mỉm cười thân thiện khi đồng nghiệp cần sự giúp đỡ. Khi bạn gặp khó khăn, nhất định họ cũng sẽ không ngần ngại sẵn lòng hỗ trợ bạn ngay tức thì.

 

Sức khỏe có dấu hiệu suy nhược

Những dấu hiệu tiêu cực về mặt tinh thần cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thể chất. Khi bạn cảm thấy áp lực công việc khiến bạn sinh ra cảm giác chán ăn và mệt mỏi trong cơ thể. Một số người có thể gặp các triệu chứng như đau dạ dày, đau đầu và những vấn đề khác. Ngoài ra, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng cũng khiến sức đề kháng suy yếu làm bạn rất dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp thông thường.

công việc bạn đang quá tải, bạn cũng nên cố gắng sắp xếp ăn uống đúng bữa và điều độ như mọi người. Những thay đổi trong lối sống sẽ làm xáo trộn đồng hồ sinh học của bạn. Vì vậy, mỗi tuần hãy dành ra 30 phút để vận động tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như giữ đầu óc luôn minh mẫn khi bắt tay vào công việc.

Thường xuyên xin nghỉ ốm

Áp lực công việc - 7 dấu hiệu cho thấy bạn đang trầm cảm trong công việc

Không chỉ nghỉ phép vì những chuyến du lịch thư giãn hay bị ốm nghiêm trọng, bạn thậm chí nộp đơn xin nghỉ như “cơm bữa” chỉ vì không muốn đến công ty! Khi công việc đang là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy uể oải và mất động lực, bạn sẽ có xu hướng muốn xa lánh nó một thời gian thay vì chủ động đối mặt với vấn đề đang gặp phải.

Việc nghỉ ốm quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà còn đến cả tiến độ công việc vì bạn sẽ phải mất thời gian để bắt kịp nhịp độ khi trở lại làm việc. Vì vậy, nếu gặp phải một vấn đề làm bạn cảm thấy bất lực với áp lực công việc, hãy dũng cảm đối mặt tìm ra phương án giải quyết hay liên hệ một ai đó để hỗ trợ. Hoặc nếu bạn thật sự cần nghỉ ngơi, hãy tự thưởng cho bản thân một chuyến du lịch để nạp năng lượng cho chính mình.

 

Lo âu khi rời giường vào buổi sáng

Nếu công việc đang là cơn “ác mộng” với bạn, bạn thậm chí sẽ bắt đầu cảm thấy lo âu và hoảng hốt mỗi khi thức dậy và nghĩ đến việc đi làm. Thật khó để bạn bắt đầu một ngày mới hiệu quả và năng động khi bạn sợ hãi những gì đang chờ đợi mình. Những nỗi lo âu kéo dài này sẽ làm bạn dần mất đi nhiệt huyết và động lực ban đầu khi bạn lựa chọn công việc này.

Đi ngủ sớm hơn vào buổi tối hôm trước và thức dậy sớm vào sáng hôm sau sẽ giúp tinh thần bạn minh mẫn hơn nhiều. Hãy dành khoảng thời gian sáng sớm này để tập yoga, thiền hay đi bộ. Đừng vội vã nghĩ về những việc đang đợi bạn ở văn phòng, thay vào đó, hãy thử hình dung ra một ngày đi làm tuyệt vời của bạn sẽ như thế nào. Điều này sẽ giúp tâm trí bạn thoải mái hơn và nhẹ nhàng đón nhận công việc một cách cởi mở.

Cảm xúc chán nản trong công việc là điều thường thấy mỗi khi kết quả công việc không như bạn mong đợi hay khối lượng việc đang quá tải. Khi bắt đầu có những dấu hiệu trên đây, đừng đặt áp lực công việc nặng nề lên bản thân mình. Những thói quen vô hình bạn không nhận ra sẽ ăn mòn cách bạn nhìn nhận về công việc. Cách tốt nhất là hãy cân bằng ổn thỏa giữa công việc và đời sống, và luôn mỉm cười tích cực trước mọi thử thách khó khăn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu đang đến gần, mang theo những cơn gió mới của...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Tết này ấm no, sung túc, công việc thuận lợi, không thể không nhắc đến những con giáp này

Giáp Thìn đi qua chào đón Ất Tỵ 2025 - năm “bé na” đáng yêu...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers