adsads
7 cau hoi bat hu ma nha quan ly nen de cap trong buoi tong ket danh gia 3
Lượt Xem 15 K
  1. Thành tựu nào làm bạn tự hào nhất?

Bắt đầu bằng câu hỏi này sẽ giúp nhân viên của bạn cảm thấy tích cực và thả lỏng – bước đệm tích cực để có những chia sẻ thật lòng trong phần tiếp theo của buổi đánh giá.

  1. Lĩnh vực/kỹ năng nào bạn cảm thấy bản thân cần hoàn thiện hơn nữa?

Câu hỏi tiếp theo này sẽ giúp bạn theo dõi sự nhận thức của nhân viên mình về những điểm yếu của họ. Theo đó, bạn sẽ dễ dàng so sánh cách anh ta tự đánh giá và cách bạn nhìn nhận khác/giống nhau ra sao.

  1. Trong vai trò quản lý, tôi đã làm gì để giúp/cản trở bạn làm việc?

Mặc dù nhân viên là “nhân vật chính” của buổi đánh giá tuy nhiên sự lãnh đạo của bạn là một yếu tố quan trọng đóng góp vào những thành tựu hay thiếu sót của họ. Vì vậy, hãy tận dụng buổi đánh giá này để thu gom những phản hồi và cách bạn chỉ đạo công việc và cân nhắc sửa đổi để có hướng đi đúng đắn.

  1. Bạn cần những hỗ trợ gì (về tài nguyên/ công cụ) để làm việc tốt hơn?

Đây là một trong những câu hỏi mang tính xây dựng nhất trong buổi đánh giá. Thông qua câu hỏi này, bạn có thể xem xét những đề nghị mà nhân viên thừa hành đưa ra để cải thiện hiệu suất và hiệu quả công việc. Ngoài ra, câu hỏi này còn giúp nhân viên cảm họ được quan tâm và lắng nghe.

  1. Mục tiêu ngắn hạn kế tiếp của bạn là gì?

Câu hỏi này giúp cả bạn và nhân viên của mình có kế hoạch cụ thể trong thời gian tới. Đôi bên sẽ dễ dàng xác định con đường và cách thức hiệu quả để đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo đó, hiệu suất làm việc sẽ được cải thiện đáng kể.

  1. Vị trí mà bạn muốn đạt được là gì?

Câu hỏi này cho bạn câu trả lời trực diện về mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng đánh giá sự cố gắng của họ đã phù hợp với mục tiêu đặt ra hay chưa. Song song đó, bạn cũng dễ dàng so sánh mục tiêu này đã thay đổi thế nào so với lần đánh giá gần nhất. Ngoài ra, phản ứng của nhân viên với câu hỏi này cũng giúp bạn lập ra kế hoạch cụ thể cho từng người và tạo cơ hội thăng tiến cho những ai phù hợp.

  1. Bạn có mối lo ngại nào về công việc không?

Mỗi người khác nhau sẽ có góc nhìn khác nhau. Câu hỏi này sẽ giúp bạn khai thác những khía cạnh mà bạn chưa có cơ hội được nắm bắt. Nhân viên cũng có cơ hội để chia sẻ những vấn đề mà người quản lý chưa kịp “bắt sóng”. Hãy cởi mở, chân thành và lắng nghe những nhận xét của những người trực tiếp làm việc dưới bạn vì biết đâu đây là nơi những ý tưởng hay ho được ra đời.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers