• .
adsads
6 noi so khong nen co khi nhay viec 3
Lượt Xem 14 K

1. Bắt đầu lại từ đầu

Đây là nỗi sợ to lớn của bất cứ người nhảy việc nào. Phải bắt đầu lại từ đầu tại một công ty mới chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là khi bạn đã có một chỗ đứng và tầm ảnh hưởng nhất định tại công việc cũ. Nỗi sợ này đến từ việc thiếu tự tin và sợ thất bại. Nếu bạn có kỹ năng “thích nghi” tốt, nỗi sợ này sẽ không tồn tại. Nếu bạn là tuýp người khó kết thân với người mới, đừng để nó ảnh hưởng đến bạn. Bất cứ điều gì cũng phải có quá trình, hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và đón nhận những thử thách và người bạn mới. Thế giới đang thay đổi không ngừng, và đổi việc chỉ là một việc làm tất yếu sẽ xảy ra với bất kỳ người nào.

 

2. Quyết định sai lầm

Mọi quyết định đều có thể sai lầm, nếu bạn lo lắng và mơ hồ rằng có nên chuyển việc hay không, hãy tham khảo ý kiến của bạn bè, những người có nhiều kinh nghiệm hơn bạn, hoặc có thể làm các bài trắc nghiệm nghề nghiệp. Trước khi quyết định, xem lại một lần các phương án mà bạn không chọn để chắc chắn rằng bạn đang chọn phương án tối ưu nhất.

 

Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị cho mình kế hoạch dự phòng. Bạn đã đủ tài chính để đảm bảo cho những ngày tìm công việc mới? Bạn đã nói chuyện với những người quen có thể giúp bạn có một công việc nhanh chóng? Hãy nhớ, kế hoạch dự phòng này nhằm giúp bạn đối phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chứ không phải là lý do để bạn biện minh cho việc bạn không dám đổi việc vì tình huống xấu này.

 

3. Lương thấp hơn công việc cũ

Đây có lẽ là mối bận tâm của tất cả mọi người. Tất nhiên chúng ta chỉ đổi việc khi mức lương của công việc mới cao hơn, thế nhưng trong vài trường hợp đặc biệt bạn sẽ nhận mức lương thấp hơn công việc hiện tại. Lúc này bạn nên xem xét điều gì quan trọng hơn với bạn: tiền bạc hay niềm vui khi làm công việc mình thích? Nếu bạn chọn công việc mới và quyết định theo đuổi nó, hãy chuẩn bị tài chính thật tốt, và bạn sẽ nhận lại được những gì mà tiền bạc không thể đánh đổi.

 

4. Thất bại trong công việc mới

Bạn muốn đổi một công việc khác hoàn toàn công việc cũ, và bạn hầu như không có nhiều kinh nghiệm cho công việc mới. Bạn e ngại sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào tuyển bạn khi bạn chưa hề thực tập hay làm tình nguyện công việc đó. Đừng lo lắng, các nhà tuyển dụng tuyển bạn vì bạn là ai và bạn sẽ gặt hái được gì trong công việc mới hơn là những gì bạn đã biết. Những phẩm chất này rất khó kiếm được ở ứng viên nên nếu bạn sở hữu phẩm chất này, bạn sẽ nhận được điểm cộng lớn từ nhà tuyển dụng. Và hãy tập trung phát triển các kỹ năng mềm của bạn, bất kỳ công việc nào cũng cần những kỹ năng này.

 

5. Làm buồn lòng người khác

Quyết định nhảy việc của bạn ít nhiều sẽ bị soi mói bởi những người khác, hoặc vấp phải sự không đồng ý của gia đình, hoặc những đồng nghiệp cũ và sếp khuyên bạn đừng đi… Thế nhưng cuộc sống là của bạn và chỉ mình bạn phải chịu trách nhiệm cho nó, dù tốt hay xấu. Hãy cân đo lời khuyên của ai sẽ ảnh hưởng đến bạn nhiều hơn, lời khuyên của bạn bè sẽ không ảnh hưởng nhiều bằng lời khuyên của gia đình. Dù vậy người ra quyết định sau cùng vẫn là bạn.

 

6. Bạn đã quá già để nhảy việc

Thành công ở mỗi người không phụ thuộc vào tuổi tác của họ. Và nhảy việc xảy ra ở mọi người và mọi lứa tuổi. Công ty nào cũng có các chế độ bảo hiểm và phúc lợi, bạn không cần phải lo lắng những vấn đề này. Quan trọng nhất là bạn không phải hy sinh hạnh phúc và niềm vui của mình để làm những việc mà bạn không thích.

 

 

Lời kết:

Nỗi sợ là rào cản lớn nhất giữa bạn và công việc mà bạn yêu thích. Hãy tìm hiểu nỗi sợ của bạn là gì và tìm cách đối diện chúng. Một khi bạn đã biết nguyên nhân, ắt hẳn sẽ có cách giải quyết.

 

– HR Insider VietnamWorks –

 

>> ĐỌC THÊM: 4 câu trả lời thông minh cho lý do nhảy việc

 

Bạn chưa tìm được công việc mình yêu thích? Tham gia BEST JOB ngay.

BEST JOB sẽ đưa ra cho bạn những công việc phù hợp với kinh nghiệm, vị trí và mức lương “trong mơ” của bạn mà bạn không cần phải tìm kiếm nhiều. Nếu đã mệt mỏi vì tìm việc rồi lại nhảy việc, sao không tham gia ngay BEST JOB.

 

THỬ NGAY

 

adsads
Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với doanh nghiệp yêu cầu. Ở bước này, nhiều ứng viên...

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt kê mọi công việc từng làm, nhưng gửi đi mãi...

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ đầu, nhiều lúc chuyển việc mới chính là sự lựa...

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết với hàng trăm cơ hội việc làm đa dạng. Song...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Bài Viết Liên Quan

9 pha “tự hủy” khiến bạn trượt phỏng vấn ngay lập tức!

Phỏng vấn là bước sàng lọc ứng viên dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với...

Viết CV chuẩn JD: Bí quyết được HR chọn phỏng vấn bạn thay vì đối thủ

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống CV của bạn rất đầy đủ, liệt...

8 1200x900 2

Những thời điểm vàng để chuyển việc trong năm, bạn đã biết?

Không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được công việc như ý ngay từ...

Tìm việc lợi thế sau Tết từ con số 0 với 5 bí quyết sau

Sau Tết là thời điểm “cánh cửa tuyển dụng” mở rộng hơn bao giờ hết...

shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers