adsads
6 cau cua mieng cua nha quan ly toi 3
Lượt Xem 2 K

Đó là những câu nói không chỉ khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng mà còn ảnh hưởng đến năng suất và sự gắn kết của nhân viên.

 

 

“Cô/Cậu đã làm gì vậy?”

Chú ý ngữ điệu và âm lượng khi sử dụng câu nói này. Nếu muốn kiểm chứng những việc cấp dưới đã làm, việc trước tiên là phải lắng nghe chứ không chất vấn. Lắng nghe để đồng cảm là phương pháp giúp bạn tạo ảnh hưởng đến người khác hiệu quả nhất. Ngoài ra, điều đó còn giúp ích trong việc thể hiện sự quan tâm tới đối phương và giúp giải quyết vấn đề theo hướng tích cực.

 

“Đó không phải là việc của tôi.”

Với cương vị là người quản lý, bạn có trách nhiệm với thành công của cả nhóm, và đương nhiên về cả việc giải quyết những vấn đề có liên quan. Tuy lỗi không xuất phát từ bạn, việc đẩy mọi trách nhiệm cho nhân viên của bạn là một việc làm thiếu khôn ngoan. Cùng chịu trách nhiệm và thảo luận cách khắc phục mới là hướng giải quyết tốt nhất cho cả nhóm và cho chính bạn.

 

“Tôi đang rất bận.”

Chức năng chính của người quản lý vốn là nguồn lực hoặc cung cấp nguồn lực đến cho mỗi nhân viên cấp dưới. Dù bận rộn với hàng ngàn công việc có tính vĩ mô cấp cao, bạn vẫn có những “khoảng trống” nhất định. Dành những “khoảng trống” đó để lắng nghe và huớng dẫn ngắn gọn cho nhân viên, không chỉ giúp công việc trôi chảy hơn mà còn củng cố hình ảnh của bạn trong mắt mọi nguời.

 

“Đây không phải là quyết định của tôi, mà là của cấp trên.”

Nói như vậy đồng nghĩa với việc tự thừa nhận “Tôi không có quyền quyết định gì cả. Tôi chỉ làm theo những gì được bảo mà thôi.”. Bạn có thể không hoàn toàn đồng ý với những yêu cầu của cấp trên, ít nhất thử tìm hiểu tại sao lại có quyết định như vậy và giải đáp thắc mắc cho nhân viên của mình. Thực hiện tốt vai trò “cầu nối” thông tin, bạn mới chính là người quản lý thực thụ.

 

 

“Lại là cô/cậu.”

Trong số nhân viên của bạn sẽ có những người nằm trong nhóm gây không ít phiền toái hoặc thiếu năng lực. Dù họ có tệ tới mức nào thì việc nói với họ câu “Lại là cô/cậu.” là thiếu tôn trọng người khác và còn cho thấy nhà quản lý đã không chủ động giải quyết những vấn đề nhân viên gặp phải mà cứ để mặc mọi chuyện cho đến khi nhân viên phạm lỗi lặp đi lặp lại. 

 

 “Cứ làm đi.”

Hãng Nike đã thu được hàng tỷ USD từ slogan “Just do it” (Cứ làm đi), câu nói mang ý nghĩa tích cực, tạo động lực thúc đẩy cho mọi người. Cùng một câu nói nhưng trong trường hợp giao tiếp giữa bạn và cấp dưới, “Cứ làm đi”  không có ý nghĩa tích cực nào mà chỉ thể hiện sự không chắc chắn với những nhiệm vụ mà bạn muốn giao cho cấp dưới. Để khắc phục, hãy đảm bảo 3 yếu tố khi nhân viên chia sẻ các vấn đề với bạn: thời lượng chia sẻ vừa đủ, thông tin chia sẻ đi thẳng vào vấn đề và quan trọng nhất là kịp thời khi vấn đề phát sinh.

–HR Insider–

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers