• .
adsads
Untitled design 202
Lượt Xem 8 K

Thời đại 4.0, tiếng anh len lỏi vào khắp tất cả các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Gần như nó được coi là ngôn ngữ thứ 2 của chúng ta. Vì vậy, hãy học cách sử dụng tiếng anh một cách thông minh và tự nhiên nhất. Trong bài viết hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu 5 cấu trúc câu tự giới thiệu bản thân ấn tượng nhất!

 

“I don’t know about other people, but personally I…” – Tự giới thiệu bản thân khác biệt

Khi được hỏi một câu hỏi về sở thích ví dụ như: “Do you like read book?” (Bạn có thích đọc sách không?”

Nhiều bạn có thể sẽ chỉ trả lời đơn giản là “Tôi thích đọc sách” hoặc “tôi không thích đọc sách”. Như vậy, câu trả lời của các bạn khá ngắn, nhàm chán và không tạo được hứng thú cho người nghe. Điều đó cũng làm cản trở việc bạn có thể phô diễn khả năng nói và giao tiếp bằng tiếng anh của bạn.

Vì vậy, chúng tôi đưa ra một mẫu câu khá hay để bạn có thể tham khảo:

“I don’t know about other people, but personally I…”

(Tôi không biết người khác thì sao, còn bản thân tôi thì…)

Ví dụ: 

Nếu bạn nhận được câu hỏi: 

“Do you enjoy spending time on your own or with other people?”

(Bạn thích dành thời gian cho riêng mình hay với người khác?)

Thì bạn có thể trả lời :

“Well actually I don’t know about other people, but personally I prefer spending time with myself rather than, you know, going out with friends. This is because I’m an introvert.”

(Thật ra tôi không viết người khác thế nào, nhưng cá nhân tôi thích dành thời gian.

 

“Something you should know about me is that…”

cho bản thân hơn là ra ngoài chơi với bạn bè. Bởi vì tôi là người hướng nội.)

Một cách diễn đạt tự giới thiệu bản thân ấn tượng và tự nhiên nhất đó là mẫu cấu trúc: 

“Something you should know about me is that…”

(Một điều mà bạn nên biết về tôi đó là…)

Khi sử dụng mẫu câu này, bạn nên lựa chọn những đặc điểm nổi bật và khác biệt về bản thân so với những người khác. Nó sẽ giúp bạn tạo ấn tượng hơn với đối phương đấy!

Ví dụ: 

Something you should know about me is that I’m more into pasta rather than rice, unlike other Vietnamese. They love eating rice.

(Một điều bạn nên biết về tôi đó là tôi thích ăn mì ý hơn là cơm, khác với những người Việt Nam khác. Họ rất thích ăn cơm.

 

“I a bit of a + Danh từ…”

Một cụm từ tiếp theo bạn nên biết đó là:

“I a bit of a + danh từ”

(Tôi là một người…)

Ở cụm từ này, yêu cầu đi sau nó phải là một danh từ miêu tả về bản thân bạn. Vì thế hãy chuẩn bị sẵn cho mình một vài danh từ hay và đúng với tính cách của bạn.

Ví dụ: Nếu bạn là một người thích cafe

I’m a bit of a coffee lover, so not a day goes by that I don’t drink a cup of coffee or two.

(Tôi là một người rất thích cà phê, vì vậy không có ngày nào trôi qua mà tôi không uống 1 đến 2 ly cà phê).

 

“When it comes to…, I would say that…” – Tự giới thiệu bản thân ấn tượng

Ở cách diễn đạt này, bạn sẽ đưa ra một quan điểm nào đó, sau đó bạn mới nói lên quan điểm của mình.

“When it comes to…, I would say that…”

(Khi nói đến…, Tôi nghĩ rằng…)

Bạn nên đi từ quan điểm chung nhất, sau đó nêu nên suy nghĩ cá nhân mình. Đó chắc chắn sẽ là cách tự giới thiệu bản thân cực kỳ ấn tượng!
Ví dụ như khi bạn được hỏi: 

“What kind of dessert do you like?”

(Bạn thích loại tráng miệng nào?)

When it comes to dessert, I would say that my dessert of choice is definitely chocolate mousse. You know I just love the light and airy texture of the mousse and the sweetness and the bitterness of the chocolate.

(Khi nói về món tráng miệng, tôi sẽ nói rằng món tráng miệng mà tôi lựa chọn (ưa thích) là món kem socola. Bạn biết không, tôi chỉ thích sự nhẹ nhàng và thoáng mát của món mousse, cả vị ngọt và vị đắng của socola).

 

“To come across as + tính từ/ danh từ”

Cách diễn đạt cuối cùng dành cho bạn đó là:

“to come across as + tính từ/ danh từ”

(Cho ai đó ấn tượng về mình)

Ở mẫu cấu trúc này, sau nó sẽ là một tính từ hoặc danh từ chỉ tính cách của bạn. Nó được dùng để diễn tả cái nhìn đầu tiên của người khác về mình. Tuy nhiên, ấn tượng đó có đúng hay không thì bạn có thể giải thích ở câu sau. 

Ví dụ:

Although I may come across as unfriendly and aloof at first. But I’m actually pretty warm and friendly once you get to know me better.

(Mặc dù lúc đầu tôi có thể không thân thiện và xa cách. Nhưng tôi thật sự khá ấm áp và thân thiện khi bạn hiểu tôi hơn).

Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn 5 cách diễn đạt tự giới thiệu bản thân một cách tự nhiên và gần gũi nhất. Hãy loại bỏ những mẫu cấu trúc câu cơ bản. ngắn ngủn mà thay vào đó là những cấu trúc thể hiện sự trau chuốt và chuyên nghiệp như trên. Chúc bạn thành công!

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Bài Viết Liên Quan

Đồng nghiệp AI: Khi nào bạn nên dựa vào AI trong công việc hàng ngày?

Từ những công việc đơn giản như trả lời email, quản lý dữ liệu, cho đến những lĩnh vực phức tạp hơn như phân tích thị trường và dự đoán xu hướng, AI đã chứng minh khả năng hỗ trợ đắc lực cho nhiều vị trí công việc hiện nay. Nhưng liệu với vai trò là một nhân viên - bạn đã thực sự biết khi nào nên dựa vào AI và khi nào nên tự mình quyết định? 

AI có thể giúp bạn thoát khỏi các cuộc họp không hiệu quả như thế nào?

Một trong những vấn đề lớn mà nhiều công ty đang phải đối mặt hiện nay chính là các cuộc họp không hiệu quả – những buổi thảo luận kéo dài mà không mang lại kết quả cụ thể. Thời gian quý báu của nhân viên bị lãng phí trong những cuộc họp kéo dài, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất chung. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, người đi làm dường như đã tìm thấy “vị cứu tinh” có thể biến những cuộc họp thành công cụ tối ưu cho việc ra quyết định. 

AI có thể thay thế sếp của bạn không? Góc nhìn mới về quản lý tự động hóa

Khi AI ngày càng hiện diện trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, viễn cảnh một "Sếp AI" không còn là điều xa vời. Nhiều người tin rằng AI sẽ thay đổi cách chúng ta quản lý, nhưng liệu AI có thể thực sự thay thế hoàn toàn vai trò của con người trong việc lãnh đạo và động viên đội ngũ?

Reverse Mentorship: Khi nhân viên trẻ dạy sếp về công nghệ và số hoá

Reverse Mentorship – một xu hướng mới không còn là mối quan hệ một chiều, nơi những nhân viên trẻ, hiểu biết sâu về công nghệ và số hoá, lại trở thành những “người thầy” cho các lãnh đạo cấp cao. Vậy làm sao mô hình này có thể tạo ra giá trị đôi bên cùng có lợi và tạo sức mạnh mới cho doanh nghiệp?

Silent Quitting: Mất lửa, chán việc dẫn đến thế hệ chỉ làm vừa đủ

Áp lực trong công việc ngày một gia tăng khiến không ít người lao động trẻ đang dần mất đi sự nhiệt huyết với công việc. Họ không từ bỏ công việc ngay lập tức, nhưng cũng không nỗ lực hết mình – hiện tượng này được gọi là "Silent Quitting." Vậy điều gì khiến những người trẻ, đáng lẽ là thế hệ đầy tiềm năng và năng lượng, lại chọn cách "ngấm ngầm" rời bỏ sự cống hiến cho công việc?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers