adsads
5 chiec chia khoa van nang giup nha lanh dao truyen cam hung 1
Lượt Xem 6 K

Peter Handal, giám đốc điều hành của Dale Carnegie Training, New York, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo không phải họ là ai mà là cách họ tạo ra sự nhiệt tình, trao quyền cho mọi người, thấm nhuần sự tự tin và truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh”. Để làm được điều đó, các nhà lãnh đạo tài năng thường sử dụng những “chìa khóa vạn năng” sau:

1. Chọn đối mặt với vấn đề

Các nhà lãnh đạo tốt sẽ luôn can đảm để đối mặt với những tình huống khó khăn và dùng mọi khả năng họ có để giải quyết vấn đề. Cho dù bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng ngay trong thời kỳ suy thoái thì hãy chọn đối mặt với vấn đề một cách công khai. Giao tiếp thường xuyên với nhân viên của bạn, thông báo cho họ cả tin vui và cách công ty phản ứng với những thách thức trong tương lai sắp tới. Điều đó sẽ cho nhân viên cảm thấy rằng, bạn tin tưởng họ và và muốn cùng họ đồng hành trên một chặng đường dài sắp tới.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của nhân viên để có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Khi được lấy ý kiến, nhân viên sẽ càng cảm thấy được trao quyền, được tin tưởng và tôn trọng – và họ sẽ có nhiều động lực hơn để cống hiến.

2. Giành lấy lòng tin của nhân viên

Nhân viên trung thành và nhiệt tình hơn khi họ làm việc trong môi trường được điều hành bởi những người mà họ tin tưởng. Bạn có thể xây dựng niềm tin đó bằng nhiều cách. Đầu tiên là để cho nhân viên thấy được sự quan tâm của mình dành cho họ. Nếu có thể, hãy quan tâm nhân viên của bạn đến cả những vấn đề khác trong cuộc sống, không chỉ là trong công việc. Thế nhưng, cũng nên lưu ý, đừng cố gắng đào sâu những chi tiết quá cá nhân. Nếu bạn quan tâm bằng cách hỏi về hoạt động yêu thích thì chắc chắn đến 90% nhân viên của bạn sẽ cảm thấy hài lòng và có động lực. Hãy cho nhân viên của bạn biết rằng bạn quan tâm đến thành công của họ và hãy cùng thảo luận về con đường sự nghiệp tương lai.

Khi nhân viên phạm sai lầm, đừng khiển trách hoặc cố gắng “sửa lưng” trong cơn giận dữ. Thay vào đó, hãy bình tĩnh giải thích tình hình và lý do tại sao họ lại có những hành động không chuẩn xác, cũng như những gì bạn mong đợi trong tương lai. Khi mọi người biết rằng bạn không chỉ bên họ lúc họ làm tốt mà còn sẵn sàng giúp họ tốt hơn, họ sẽ vì bạn phấn đấu nhiều hơn.

3. Thật lòng

Trước khi là sếp, bạn cũng là một người bình thường. Vì vậy, bạn có quyền là người không hoàn hảo, nhưng đừng là người không đáng tin. Nhân viên và những khách hàng đến giao dịch với công ty của bạn có thể biết liệu bạn có đang giả dối hay không. Nếu câu trả lời là có, các cấp dưới và khách hàng của bạn sẽ luôn dè dặt và không dám đặt lòng tin nơi bạn, và việc không tin tưởng nhau là căn nguyên dẫn đến mọi sự đổ vỡ.

Vì vậy, hãy cứ sống thật với bản thân. Nếu bạn là một người hoạt ngôn, nhiệt tình và vui nhộn, hãy làm cho họ cười. Hãy sử dụng những điểm mạnh và đặc điểm cá tính của bạn để phát triển phong cách lãnh đạo cá nhân của bạn.

4. Khiến mọi người tôn trọng

Bạn sẽ là một vị sếp được tôn trọng nếu bạn biết cách đặt ra các quy tắc để giúp mọi người làm việc tốt hơn, đồng thời, bạn là cá nhân đầu tiên tuân thủ bộ quy tắc này một cách tuyệt đối. Bằng cách đó, nhân viên sẽ thấy bạn “nói là làm” và có trách nhiệm với lời nói của mình. Nếu bạn tự đặt bản thân mình thành một tấm gương sáng thì các nhân viên dưới quyền sẽ tự cảm thấy họ phải thay đổi để trở nên tốt hơn, phù hợp hơn với môi trường bạn đặt ra.

5. Không ngừng học hỏi

Luôn giữ cho bản thân tò mò về mọi thứ xung quanh để từ đó không ngừng học hỏi, yếu tốt cốt lõi dẫn đến mọi sự thành công.

Các nhà lãnh đạo tốt là những người tò mò và luôn tìm kiếm những ý tưởng mới. Họ hiểu rằng sự cách tân vĩ đại sẽ đến từ việc luôn quan sát, tìm tòi và học hỏi từ những người xung quanh.

— HR Insider —

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers