• .
adsads
thu cam on khi nhan viec lam
Lượt Xem 42 K

Bạn đã có một buổi phỏng vấn thành công? Bạn đang lo lắng không biết phải làm sao để tiếp tục tạo ấn tượng tốt và một mối quan hệ thân thiết với nhà tuyển dụng. Một lá thư cảm ơn sau khi nhận được công việc bạn mong muốn sẽ giúp bạn làm được điều đó. Vậy làm sao để có một mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm thật hoàn hảo?

Có thể, nhiều bạn cho rằng thư cảm ơn sau khi nhận việc là không quá cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao việc viết thư cảm ơn. Đó chính là chìa khóa giúp bạn tạo thiện cảm và một mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng.

Cách viết thư và gửi thư rất quan trọng. Đó cũng là nghệ thuật chinh phục nhà tuyển dụng.

Thư cảm ơn là gì?

Thư cảm ơn là văn bản, mẫu văn được sử dụng khi người viết muốn thể hiện lòng biết ơn chân thành đến một cá nhân hay tập thể. Thư cảm ơn là cách thức biểu đạt tấm lòng của bạn đến người khác, giúp tạo thiện cảm và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người. Khi gửi thư cảm ơn cũng thể hiện được cách hành xử khéo léo và chuyên nghiệp của người gửi.

Trong từng trường hợp cụ thể, thư cảm ơn sẽ có tên gọi và cách viết khác nhau. Nhưng dù viết theo hình thức nào thì bố cục của thư cảm ơn cũng sẽ bao gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Cách viết thư cảm ơn cũng khá đơn giản nên bạn có thể hoàn toàn tự do soạn thảo theo cách thức riêng. Bên cạnh đó, thư cảm ơn cũng không bị ràng buộc bởi bất kỳ một tiêu chuẩn nào, bạn chỉ cần thể hiện tấm lòng một cách chân thành nhất là được.

Vì sao bạn nên viết thư cảm ơn khi trúng tuyển?

Khi vượt qua vòng phỏng vấn, bạn nên viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng khi trúng tuyển. Bởi chỉ một lá thư nhưng mang đến cho bạn nhiều lợi ích cực lớn như:

Dễ dàng hơn ở giai đoạn thử việc

Mọi hành động và cách ứng xử của bạn từ khi trúng tuyển cho đến khi thử việc đều được nhà tuyển dụng đưa vào tiêu chí đánh giá liệu ứng viên có xứng đáng lên nhân viên chính thức hay không. Hành động gửi thư cảm ơn cũng là nền tảng để nhà tuyển dụng dự đoán, đánh giá mức độ phù hợp với công việc và đồng nghiệp của bạn.

Khi hồi âm thư thông báo trúng tuyển một cách hời hợt, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn không tôn trọng doanh nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng còn có suy nghĩ rằng bạn chỉ “tạm thời” chớ không có ý định làm việc lâu dài. Do đó, bạn có thể bị các phòng ban đánh giá không tốt, không mấy thiện cảm. Điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình thử việc và sự hòa đồng, giúp đỡ từ các đồng nghiệp.

Thống nhất nội dung làm việc giữa hai bên 

Trong thư trúng tuyển ngoài thông báo tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ cung cấp thêm một vài thông tin cần ứng viên xác nhận như: ứng viên có quyết định nhận việc không? thời gian dự kiến bắt đầu có phù hợp lịch trình của ứng viên không? Ứng viên có cần thêm thông tin gì không?….

Lúc này, thư cảm ơn không chỉ là phương tiện để bạn bày tỏ lòng biết ơn mà còn là phương tiện để bạn trả lời các câu hỏi trên và đưa ra những thắc mắc mà bản thân chưa nắm rõ. Mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm vừa tạo sự thuận lợi cho công việc của hai bên, vừa gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng về một tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn.

Xem thêm: Cách viết thư ứng tuyển – Cover Letter dành cho người mới ra trường

Một số lưu ý cần biết khi viết thư cảm ơn 

Hình thức thư cảm ơn

Bạn hãy nhớ rằng khi bạn gửi đi một bức thư cảm ơn cũng quan trọng không kém khi bạn gửi đi một CV xin việc. Thế nên, về mặt hình thức của một email cảm ơn, bạn nên đính kèm một file bản word.

Thư cảm ơn các bạn có thể viết với độ dài khoảng nửa trang A4, với nội dung xúc tích, ngắn gọn. Đặc biệt, không được sai chính tả và ngữ pháp

Bố cục thư cảm ơn

Viết mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm cũng giống như những bức thư khác. Có bố cục rõ ràng gồm 3 phần:

  • Mở đầu: Bạn nên cảm ơn nhà tuyển dụng đã quan tâm hồ sơ của bạn và đã mời bạn đến dự tuyển buổi phỏng vấn
  • Thân bài: Bạn hãy đề cập tới buổi phỏng vấn vừa diễn ra. Những gì bạn đã học được sau buổi phỏng vấn, rút ra kinh nghiệm cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bạn. Và mong muốn được làm việc trong công ty
  • Kết luận: Bạn hãy gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng đã tạo điều kiện và cơ hội cho bạn được làm việc với công ty.

Thời gian gửi thư

Các bạn nên đặc biệt lưu ý điều này. Dù bạn bận rộn đến đâu đi chăng nữa, thì cũng nên dành ra vài phút của mình để hoàn thiện một bức thư cảm ơn. Và gửi đi trong vòng 20 tiếng kể từ lúc nhận được việc làm.

Một số mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm

Mẫu 1

Chào anh/chị [tên người tuyển dụng]

Em là [tên bạn]. Cám ơn anh/chị và công ty đã tạo điều kiện cho em có được một vị trí công việc mà em yêu thích.

Đây là dịp rất may mắn với em vì đã trúng tuyển và được làm việc tại công ty [tên công ty]. Em rất mong được sự giúp đỡ của anh/chị. Hy vọng trình độ của em có thể đáp ứng được các yêu cầu từ phía công ty.

Rất mong được làm việc với anh/chị và công ty.

Chúc công ty ngày càng phát triển. Và các anh chị luôn vui vẻ và thành công

[ký tên]

Email:

SĐT:

Mẫu 2

Chào anh/chị [tên nhà tuyển dụng]

Tôi muốn dành một chút thời gian để cảm ơn anh/chị về buổi phỏng vấn [thời gian đã phỏng vấn] tại công ty. Buổi phỏng vấn đã đem lại cho tôi rất nhiều điều bổ ích.

Đây là một cơ hội tốt để tôi có thể thay đổi và thành công trong công việc! Tôi rất hy vọng có thể đóng góp được phần nào giá trị của bản thân để công ty ngày càng phát triển hơn nữa.

Một lần nữa cám ơn anh/chị rất nhiều!

Trân trọng.

[ký tên]

Email:

SĐT:

Mẫu 3

Xin chào anh/chị [tên nhà tuyển dụng]

Cám ơn anh/chị về buổi gặp ngày [thời gian]. Tôi rất mừng vì cơ hội việc làm mới này của mình tại công ty [tên công ty]

Tôi thấy thích vị trí [tên vị trí tuyển dụng], và cảm thấy nó rất thú vị. Tôi tin mình có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để giúp công ty thành công trong công việc này.

Tôi rất mong nhận được phản hồi từ phía anh/chị ngay khi có bất cứ thắc mắc hay vấn đề gì cần trao đổi.

Rất mong được làm việc cùng anh/chị và quý công ty.

Trân trọng.

[Ký tên]

Email:

SĐT:

Mẫu 4 (bằng tiếng anh)

Dear Mr/Ms [tên nhà tuyển dụng]

I truly appreciate your taking the time out of your busy schedule to interview me for the [vị trí tuyển dụng] position open in your department. Thank you for talking to me about your department and its role in the larger corporation.

I believe that my skills and experience make me an ideal candidate for this position. I am adaptable to my work environment, and I am sure that I would fit into your department easily. I bring enthusiasm and attention to detail to any job I do.

Thank you for your careful consideration for this position.

Best Regards.

[Ký tên]

( Xin chào anh/chị…

Tôi thực sự cảm kích vì bạn đã dành thời gian trong lịch trình bận rộn của mình để phỏng vấn tôi ở vị trí… của công ty bạn. Cám ơn bạn đã nói cho tôi nghe về các bộ phận và vai trò của nó trong công ty.

Tôi tin rằng những kỹ năng và kinh nghiệm của mình sẽ giúp tôi là một ứng viên lý tưởng cho vị trí này. Tôi thích nghi với môi trường công việc của tôi, và tôi chắc chắn rằng tôi có thể phù hợp với bộ phận của bạn một cách dễ dàng. Tôi mang sự nhiệt tình và sự chú ý đến chi tiết cho bất kỳ công việc nào mà tôi làm. 

Cám ơn bạn đã cân nhắc cẩn thận cho vị trí này.

Trân trọng.

[Ký tên])

Một số mẫu thư cảm ơn trên là những mẫu thư cơ bản và dễ gây thiện cảm với nhà tuyển dụng nhất. Hy vọng chúng có thể giúp bạn có được một mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc làm hoàn hảo.

Nắm bắt thông tin tuyển dụng mới nhất và tham gia ứng tuyển tại VietnamWorks! Top các nhà tuyển dụng cùng việc làm tiềm năng đa dạng: Sunlife tuyển dụng, tuyển dụng Chubb, FWD tuyển dụng, Bảo hiểm Bảo Việt tuyển dụng, Hanwha Life tuyển dụng, MIC tuyển dụng, PTI tuyển dụng, và VBI tuyển dụng.

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ...

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào...

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc...

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ...

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers