adsads
4 dieu khong nen lam khi nghi viec 3
Lượt Xem 27 K

Để lại ấn tượng tốt khi bạn nghỉ việc là điều rất cần thiết. Nếu bạn có thái độ tiêu cực và để lại ấn tượng xấu với những người ở công ty cũ khi bạn nghỉ việc, bạn sẽ nhận lấy nhiều hậu quả ảnh hưởng đến công việc sau này của bạn. Bốn điều bạn nhất quyết nên tránh khi nghỉ việc:

 

1. Đừng quấy nhiễu đồng nghiệp của bạn

Bạn sắp trở thành người tự do, không còn bị công việc tại công ty ám ảnh nữa. Tuy nhiên, đồng nghiệp của bạn vẫn còn làm việc tại đây và hầu như chưa ai có ý định nghỉ việc giống bạn. Đừng nói về những điều tuyệt vời bạn sẽ làm khi bạn nghỉ việc.

 

 

Lời khuyên: Hãy để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp của bạn, điều này cũng quan trọng như việc để lại ấn tượng tốt với sếp của bạn. Đừng nói xấu công ty cũ, cũng đừng khoe khoang những gì tốt đẹp ở công ty mới.

Những đồng nghiệp cũ của bạn cũng có thể đang phải gánh thêm phần công việc mà bạn để lại. Hãy để lại những kỷ niệm đẹp với họ, vì sau này có thể nhà tuyển dụng sẽ gọi cho đồng nghiệp trong công ty cũ để hỏi về bạn, hoặc bạn có thể làm chung với họ trong tương lai.

 

2. Hãy giữ thái độ chuyên nghiệp cho đến ngày cuối cùng

Sự thật là bạn sắp có hướng mới để đi, bạn có vô vàn kế hoạch cho công việc mới, hoặc cho việc du lịch… Dù cho bạn đang ngồi tại công ty, nhưng tâm trí bạn đã phiêu du cùng những kế hoạch sắp tới của bạn rồi. Bạn thấy hơi uể oải một chút. Nhưng chờ đã, thái độ này hoàn toàn không tốt tí nào đâu.

 

Lời khuyên: Cố gắng làm tốt công việc của bạn cho đến ngày cuối cùng. Cho dù bạn cảm giác tồi tệ thế nào về công ty hay sếp, bạn muốn được thoát khỏi chỗ này thế nào, hãy chuyên nghiệp cho đến phút cuối. Trong những ngày làm cuối cùng, hãy giữ nguyên thái độ và hiệu quả công việc như thể bạn vẫn còn là một nhân viên của công ty.

Người ta không thể nhớ tới lần bạn làm ròng rã 18 tiếng đồng hồ cho một dự án quan trọng 2 năm về trước đâu. Tuy nhiên, đồng nghiệp bạn, những người có thể sẽ là người cho nhận xét về bạn với nhà tuyển dụng mới hoặc là đối tác sau này sẽ nhớ bạn đi làm trễ như thế nào, lơ đãng như thế nào và về sớm như thế nào trước khi bạn nghỉ việc. Vì vậy, hãy để lại ấn tượng tốt đến giây phút cuối nhé.

 

3. Đừng để bị dụ dỗ

Bạn có một công việc mới đang chờ, hoặc bạn đã tiết kiệm đủ tiền cho những ngày tháng tìm việc sắp tới. Bạn đã sẵn sàng để ra đi. Nhưng sếp bạn lại đề nghị bạn ở lại với lời hứa “mọi việc sẽ thay đổi”, và bạn cũng nhận được lời hứa sẽ tăng lương, thêm nhiều ngày nghỉ hơn và chế độ tốt hơn. Nhưng… đừng vội chấp nhận.

 

Lời khuyên: Khoảnh khắc bạn quyết định ra đi, mối quan hệ giữa bạn và sếp bạn đã không còn như trước, như thể một cặp đôi xa lạ, bên nhau nhưng có gì đó khuất tất trong lòng rồi. Bây giờ mọi sự hàn gắn, thỏa thuận đều không thể giải quyết được gì.

Nếu bạn quyết định ở lại, điều đó cũng không làm mọi việc tốt hơn, nhiều khi còn tệ hơn. Bạn đã thể hiện ra sự không hài lòng và không trung thành bằng việc chấp nhận một công việc mới. Trong trường hợp này, bạn nên cám ơn chân thành đến sếp bạn. Nhiều khảo sát đã chỉ ra rằng, hầu hết những người chấp nhận ở lại đều cũng sẽ quyết định ra đi lần nữa sau 6 tháng.

 

4. Đừng để lại ác cảm

Và đã đến ngày cuối cùng của bạn, trên bàn làm việc của bạn không còn để những thứ liên quan đến công việc nữa, bạn bày bừa toàn đồ cá nhân của bạn, iPhone, laptop…, nói câu chào mọi người và bước ra khỏi cửa. Bạn tung tăng đi dạo trong công ty, than phiền với những người khác về những điều bạn bức xúc tại đây, thậm chí còn bước đi với thái độ nghênh nganh ra bãi giữ xe, nổ máy và phóng thẳng.

Chúc mừng, bạn đã thoát khỏi công việc cũ. Và bạn đã để lại một ấn tượng cực kỳ xấu với công ty cũ, sếp và các đồng nghiệp của bạn.

 

Lời khuyên: Hãy để quá khứ chỉ là quá khứ. Đừng đi xung quanh nói xấu đồng nghiệp cũ, đặc biệt là nói với những người mới. Bạn sẽ vô tình gây thù chuốc oán, hay ám ảnh cho những người công ty cũ. Điều này cực kỳ không tốt cho công việc và các mối quan hệ sau này của bạn. Bạn đâu biết sau này khi nào sẽ gặp lại họ.

 

Do đó, dù lý do ra đi của bạn là gì, hãy giữ thái độ tích cực và thân thiện với những người trong công ty cũ, giữ được mối quan hệ tốt sẽ mở ra rất nhiều cơ hội với bạn trong tương lai.

 

– HR Insider / VietnamWorks –

 

Công việc nhân sự mới nhất HR Insider đề xuất
 

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers