adsads
4 cach xac dinh lieu ban co dang tuyen mot nhan vien tot 1
Lượt Xem 21 K

 

Là một nhà tuyển dụng, điều gì bạn nên tìm kiếm đầu tiên ở một “lính mới”?

Hai trong số những doanh nhân thành công nhất có cùng một câu trả lời cho câu hỏi này: Tìm kiếm một người tốt!

Thật ư? Là như thế sao?

Cả Richard Branson – người sáng lập Virgin Group và Elon Musk – người sáng lập Tesla và SpaceX đều công nhận rằng tuyển một người tốt là chìa khóa thành công của họ.

Richard Branson nói rằng: “Nếu bạn tốt với mọi người và bạn thực sự, thực sự quan tâm đến người khác thì tôi chắc chắn rằng chúng tôi có thể tìm được một công việc cho bạn tại Virgin.”

Elon Musk cũng khẳng định điều tương tự: “Tôi tìm kiếm ứng viên sở hữu thái độ tích cực và có thể dễ dàng làm việc cùng. Mọi người có muốn làm việc với những người như thế không?”

Là một CEO, điều này dường như là một điều rất cơ bản. Chắc chắn rồi, bạn cần phải tuyển được một người tốt. Tất nhiên là thế! Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn để cho vài người không phải là người tốt “qua cửa”. Đã từng có trường hợp một CEO mất bảy tháng để kiểm soát thiệt hại bởi vì ông tuyển một người “không tốt” cho công ty 100 người của mình.

Làm thế nào để chúng ta tuyển được người tốt?

Chúng ta thường nhầm lẫn rằng lịch sự hay thân thiện là những dấu hiệu cho thấy ai đó là một người tốt. Điều này chưa đúng. Một ứng viên cười với câu chuyện vui của bạn không có nghĩa là cô ấy sẽ sẵn lòng giúp đỡ một đồng đội trong tình huống khẩn cấp.

Để đánh giá tiềm năng có thể tuyển dụng được một người tốt thông qua các đặc điểm: sự khiêm tốn, trung thực, hết lòng và thấu hiểu, dưới đây là bốn câu hỏi để cân nhắc trong quá trình phỏng vấn:

1. Khi nói về một thành tựu, ứng viên có nói về bản thân mình?

Trong một cuộc phỏng vấn, khi bạn hỏi: “Thành tựu lớn nhất của bạn là gì?”, hãy nghe kỹ câu trả lời. Nếu ứng viên chỉ trả lời bằng cách ca ngợi thành tích cá nhân của bản thân trong việc đạt được chỉ tiêu bán hàng hay giành được giải thưởng – cô ấy có thể không phải là thành viên trong đội mà bạn đang tìm kiếm. Thay vào đó, nếu cô ấy nói về cách cô ấy giúp đỡ một đồng nghiệp thành công, đó là dấu hiệu cho thấy cô ta đang nghĩ đến người khác trước mình. Và đó là tinh thần mà bạn nên tuyển dụng.

2. Khi chia sẻ về một sai lầm trong quá khứ, mức độ mà ứng viên sẵn sàng chia sẻ như thế nào?

Bạn có thể hỏi trong cuộc phỏng vấn rằng: “Bạn từng mắc sai lầm gì trong công việc trước đây?”. Nếu ứng viên trả lời với một sai lầm gì đó rất nhỏ, chẳng hạn như gõ sai một email, bạn sẽ cần đào sâu hơn. Tất cả mọi người trong sự nghiệp của họ đều đã có những sai lầm lớn hơn, và bạn cần tìm hiểu người này sẵn lòng chia sẻ chúng như thế nào. Nếu không, bạn có thể có một ứng viên quá kiêu ngạo đến nỗi không thể kể nỗi một sai lầm. Đó là “dấu hiệu đỏ” đánh dấu rằng người này không phải là “người tốt” để làm việc cùng.

3. Có bao giờ ứng viên đóng góp ý kiến với sếp cũ của mình?

Nhân viên thực sự quan tâm đến thành công của công ty là những người sẽ trung thực nhất với bạn – ngay cả khi điều đó có thể khiến vị trí của họ bị lung lay. Để đánh giá điều này, hãy hỏi ứng viên về một lần cô ấy đưa phản hồi cho cấp trên của mình. Liệu cô ấy gặp khó khăn khi tìm ra một ví dụ? Hoặc cô ấy có thể dễ dàng nhớ lại một khoảnh khắc nhẹ nhàng và trực tiếp chia sẻ những góp ý mang tính xây dựng? Nếu ai đó có thể cung cấp phản hồi có ý nghĩa cho sếp một cách lịch sự, đó là một “người tốt” để làm việc bên cạnh.

4. Khi được hỏi về một lần ứng viên làm việc với khách hàng khó chịu, cô ấy xử lý điều đó như thế nào?

Hầu như mọi nhân viên đều từng phải đối phó với một khách hàng đang tức giận hay bực bội. Cách họ nói về tình huống đó tiết lộ rất nhiều liệu họ có là một người tốt để làm việc cùng hay không. Ví dụ, nếu ứng viên tiềm năng nhạo báng khách hàng hoặc thể hiện sự oán giận – rõ ràng người này không thể cảm thông và hiểu được lý do tại sao khách hàng lại phản ứng như vậy. Mặt khác, nếu các ứng viên thể hiện sự chăm sóc và hiểu biết về tình hình của khách hàng, ngay cả khi đối mặt với việc bị khách hàng làm cho bực mình, bạn đã biết rõ một người tốt để làm việc cùng.

Lần tiếp theo bạn phỏng vấn, hãy áp dụng lời khuyên của Elon Musk và Richard Branson! Đó là tìm một người tốt và cân nhắc bốn câu hỏi này nhé.

– HR Insider / VietnamWorks – 

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers