adsads
Shutterstock 2174704249 1
Lượt Xem 53 K

Chểnh mảng lơ là, thiếu tập trung thiếu nghiêm túc

Tập trung cao độ giúp công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao nhất. Nếu nhân viên thường xuyên lơ là thiếu tập trung, hiệu quả công việc đạt được chỉ ở tầm trung. Nghiêm trọng hơn, có thể không hề mang lại kết quả nào cả.

Đối tượng nhân viên này thường có thái độ “bình chân như vại” và không lập kế hoạch làm việc chi tiết, khoa học hợp lý. Từ đó tình hình công việc không tiến triển và chất lượng công việc không hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, chểnh mảng thiếu nghiêm túc khiến deadline thường xuyên bị chậm trễ, gây tổn hại đến sự phát triển của công ty.

Tiến độ công việc thường xuyên trễ nãi

Vì lơ là thiếu tập trung nên không chỉ chậm trễ deadline theo kế hoạch ban đầu, mà còn phạm phải nhiều thiếu sót và lỗi sai trong kết quả công việc. Từ đó, phải mất thêm thời gian chờ đợi chỉnh sửa và khắc phục tình hình. Một nhân viên tích cực và tâm huyết sẽ biết cách lập kế hoạch làm việc hợp lý. Và tập trung tâm trí, công sức vào công việc để cho ra kết quả tốt nhất trong thời gian sớm nhất.

Không có tinh thần hợp tác, làm việc nhóm

Nhiều người không muốn tuân theo nguyên tắc chung của công ty, luôn hành động theo ý kiến chủ quan cá nhân của mình. Đặc biệt, kiểu người này không có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp xung quanh. Không có khả năng làm việc nhóm, làm việc tập thể. Cũng như thiếu tinh thần hòa đồng, không muốn cùng thảo luận bàn bạc công việc với mọi người trong công ty.

Thường xuyên gây xung đột, mâu thuẫn với đồng nghiệp

Vì luôn cho ý kiến cá nhân là đúng nên tuyp người này không biết lắng nghe, không tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp. Từ đó, thay vì cùng họp bàn đưa ra giải pháp tối ưu nhất, tuyp nhân viên tiêu cực luôn gây tranh cãi với mọi người. Sự bất đồng quan điểm và thái độ bất hợp tác khiến xung đột và mâu thuẫn thường xuyên xảy ra. Ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, mối quan hệ đồng nghiệp và cả chất lượng công việc chung.

Giải pháp hữu hiệu trị tuyp cấp dưới “độc hại” này!

Muốn giải quyết triệt để bất kỳ vấn đề nào, cần truy tìm nguyên nhân gốc rễ gây nên vấn đề ấy. Là một nhà lãnh đạo giỏi, phải biết được nguyên nhân chuẩn xác gây nên tình trạng chậm trễ và hiệu quả công việc giảm sút. Đó có phải là do mức độ công việc quá tải so với năng lực của nhân viên này? Hay do tâm lý chây ì, sự bất mãn của nhân viên với môi trường công ty?

Khi xác định được nguyên nhân cội nguồn, hãy chủ động quan tâm và lắng nghe cấp dưới của mình. Quan tâm, lắng nghe để hiểu rõ hơn về tâm lý của nhân viên, hiểu rõ hơn về tính chất công việc đang giao cho nhân viên ấy. Từ đó mới đưa ra được giải pháp chấn chỉnh phù hợp nhất. Đặc biệt quan tâm đến vấn đề, liệu có phải nhân viên này đang có điều gì đó không hài lòng về công việc cũng như văn hóa công ty hay không?

Hãy tích cực hỗ trợ tối đa giúp công việc của nhân viên được thuận lợi, trôi chảy hơn. Không ngừng khích lệ và tạo mọi điều kiện khiến nhân viên hứng thú với công việc. Bên cạnh đó, đừng quên nâng cao sự kết nối của nhân viên với mọi người xung quanh. Giúp họ cảm thấy không bị cô lập cũng như bắt kịp tiến độ làm việc tập thể. Có như vậy mới giúp nâng cao tinh thần, thay đổi tác phong làm việc giúp công việc đạt kết quả như ý.

Là một nhà lãnh đạo giỏi, thể hiện ở việc bạn nắm rõ năng lực mỗi nhân viên của mình như thế nào. Và phân chia mức độ, khối lượng công việc sao cho phù hợp nhất với năng lực của mỗi nhân viên. Không để xảy ra tình trạng quá tải công việc khiến nhân viên gồng mình đến kiệt sức. Lâu dần làm nhân viên bị stress và dần chán nản, mang tâm lý lo sợ mỗi khi đi làm. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công việc của công ty.

Tuy nhiên, nếu đã dùng mọi giải pháp chấn chỉnh nhưng thực trạng vẫn không thay đổi, bạn nên nhìn nhận lại cấp dưới “độc hại” này lần cuối. Xem xét lại năng lực của họ có đáp ứng được yêu cầu công việc hay không? Tinh thần làm việc và thái độ, sự siêng năng có phù hợp với môi trường công ty hay không? Đã đến lúc bạn cần tìm một nhân viên mới thay cho nhân viên tiêu cực này. Có như vậy mới không ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công việc của công ty bạn.

Một nhà lãnh đạo giỏi là một nhà lãnh đạo biết nhìn nhận tinh tế, phát hiện ra vấn đề cốt lõi. Sau đó biết cách xử lý vấn đề vừa khéo léo, vừa mang tính thuyết phục cao nhất. Chúc bạn sớm tìm được đội ngũ nhân viên tốt cho công ty của mình.

>> Xem thêm: Bí quyết phỏng vấn GenZ 5 điểm HR cần “thuộc nằm lòng”

— HR Insider —
VietnamWorks 
– Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers