• .
adsads
Untitled design 20
Lượt Xem 6 K

Việc sử dụng bài test tính cách ứng viên trong tuyển dụng đóng vai trò hỗ trợ đắc lực bên cạnh các yếu tố CV, kinh nghiệm, quan sát qua phỏng vấn trực tiếp. Đặc biệt khi nhà tuyển dụng phân vân hoặc có những điểm còn bận tâm về ứng viên thì một bản đánh giá khách quan sẽ giúp đưa quyết định nhanh chóng và chính xác hơn. Những bài test tuyển dụng này giúp cho nhà tuyển dụng cũng như quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về những yếu tố khác nhau ở ứng viên, từ đó giảm rủi ro của những nhận định chủ quan, giúp tuyển dụng hiệu quả hơn.

Doanh nghiệp đầu tư vào một hoặc nhiều các công cụ đánh giá sẽ giúp không chỉ xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt ứng viên mà còn thể hiện sự quan tâm đến khía cạnh phát triển con người. Thực tế cho thấy, có hơn 80% các công ty trong danh sách Fortune 500 tại Mỹ và 75% công ty thuộc Top 100 của Times tại Anh đang sử dụng các hình thức kiểm tra tính cách trong tuyển dụng.

Vậy việc sử dụng bài test trong tuyển dụng đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

#1: Giảm rủi ro từ những nhận định chủ quan, tăng tính khách quan của quy trình tuyển dụng

Theo ông Laszlo Bock, Phó chủ tịch phụ trách Nhân sự của Google, ngoại trừ những chuyên gia có kỹ năng chuyên môn cao, việc phỏng vấn nghiêng về việc củng cố những nhận định chủ quan của nhà tuyển dụng hơn là vì mục đích tuyển chọn được đúng nhân tài phù hợp. Những nhận định chủ quan ở đây không mang ý nghĩa cố tình thiên vị, mà là vì tính chất con người có những sự chủ quan nhất định trong việc đánh giá. Hẳn không ít các doanh nghiệp thường gặp những vấn đề như: Vì sao ứng viên có CV và thể hiện rất tốt trong các vòng phỏng vấn nhưng lại không đạt được hiệu quả công việc cao khi vào làm?

Điều này không có nghĩa phủ nhận kỹ năng hay kinh nghiệm của người phỏng vấn, mà ngược lại, việc kết hợp những quan sát và đánh giá đó với kết quả bài test sẽ hỗ trợ các nhà tuyển dụng đưa ra quyết định chính xác và nhanh chóng hơn. Những yếu tố như động lực làm việc, khả năng chịu stress, hay ưu tiên và mong muốn trong công việc là những thông tin “ẩn” rất đáng giá, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên.

Tổn thất về chi phí và công sức của việc tuyển sai người thường lớn hơn rất nhiều so với việc bỏ ra chi phí cho một bài test tuyển dụng. Quyết định tuyển dụng, đặc biệt đối với những vị trí khó hoặc quan trọng, không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Để giảm bớt rủi ro của việc tuyển sai người thì việc cân nhắc sử dụng bài test trong tuyển dụng phù hợp hoàn toàn là cần thiết.

#2: Đánh giá mức độ phù hợp về văn hóa với đội nhóm cũng như của tổ chức, giúp ứng viên phát huy tiềm năng và gắn kết lâu dài

Chúng ta hoàn toàn có thể lựa chọn ứng viên chỉ bằng việc so sánh trình độ kiến thức, bề dày kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn. Điều đó khiến việc tuyển dụng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vì sao “tuyển dụng thành công” còn cần thêm định nghĩa về yếu tố sự phù hợp với văn hóa cũng như các kỹ năng mềm khác?

Một người có đủ khả năng hoàn thành tốt công việc của bản thân thôi rõ ràng là chưa đủ để đáp ứng kỳ vọng của một doanh nghiệp. Một người có khả năng tự học hỏi, hợp tác tốt, biết cách tạo động lực cho mình và người khác, sẽ là tài sản quý giá hơn rất nhiều cho tổ chức đó. Chưa kể những người tuy có thành tích và kiến thức nổi trội, nhưng lại thiếu tinh thần hợp tác, gây ra căng thẳng trong nơi làm việc, cũng sẽ không là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn. Do đó, dù cho việc này có khó đo lường, chúng ta đã không ngừng phát triển những cách thức khác nhau để đánh giá khía cạnh mức độ phù hợp của ứng viên, trong đó bao gồm việc sử dụng bài test trong tuyển dụng. Nhiều doanh nghiệp không cần người có thành tích xuất sắc nhất, mà cần người có thể trở thành mảnh ghép phù hợp nhất với đội nhóm cũng như tổ chức của họ.

#3: Thông tin hữu ích hỗ trợ cấp quản lý trong các hoạt động đào tạo và phát triển nhân viên

Chắc hẳn doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn đúng người, mà còn mong muốn giữ chân, đào tạo và phát triển họ, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững của tổ chức. Thu thập và xây dựng cơ sở dữ liệu về tính cách hay năng lực tư duy thông qua các bài kiểm tra đánh giá nhân viên, cấp quản lý sẽ nắm được về nhân viên trong đội nhóm và tổ chức của mình, phát hiện ra điểm cần cải thiện hoặc thế mạnh tiềm năng cho vị trí cao hơn, từ đó có cách lãnh đạo và huấn luyện phù hợp.

Đồng thời, nếu doanh nghiệp chọn sử dụng bài test từ một bên thứ ba cung cấp thường sẽ nhận được các hỗ trợ về hệ thống và tư vấn về báo cáo tổng hợp. Điều này đặc biệt cần thiết khi các nhà tuyển dụng tổ chức các đợt đánh giá kiểm tra số lượng lớn. Đây cũng là một trong những điều mà doanh nghiệp nên cân nhắc trong việc tìm một bài đánh giá toàn diện và phù hợp để giúp tiết kiệm thời gian và công sức của nhân sự khi đưa vào sử dụng các công cụ này.

Công cụ đánh giá toàn diện 3E-IP Test

Bài kiểm tra 3E-IP là một công cụ toàn diện giúp cho nhà tuyển dụng hiểu được tính cách và trí tuệ của ứng viên tiềm năng cũng như nhân viên hiện tại. 3E-IP Test hỗ trợ người tìm việc và công ty đưa ra quyết định đúng từ giai đoạn tuyển dụng, tạo được giá trị cho doanh nghiệp và đạt được “Thành công sau khi gia nhập”. Đây cũng là tầm nhìn dài hạn của Navigos Group giúp doanh nghiệp và ứng viên kết nối thành công với nhau và đóng góp cho sự phát triển bền vững cho cả hai phía.

TÌM HIỂU THÊM VỀ 3E-IP TEST

– HR Insider / VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao động. Dù chọn trước hay sau Tết thì bạn cũng...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là nhu cầu thiết yếu của các doanh nghiệp trong bối...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi tệ về mặt thái độ sẽ tác động tiêu cực...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có thể sếp đang "ngắm nghía" bạn cho vai trò kế...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán nản, căng thẳng, hay đơn giản là mong chờ kỳ...

Bài Viết Liên Quan

Tết năm nay chuẩn bị gì để sẵn sàng nhảy việc?

Chờ thưởng Tết hay nhảy việc ngay là phân vân của rất nhiều người lao...

Khi kinh nghiệm là điểm sáng: Xu hướng tuyển dụng nào đang ưu tiên ứng viên senior?

Việc tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm dường như đang và sẽ là...

Khi sếp không phải là lãnh đạo bạn mong muốn: Làm sao để tiếp tục phát triển bản thân?

Làm việc dưới trướng một vị Sếp yếu kém về mặt năng lực và tồi...

5 dấu hiệu cho thấy sếp đang kỳ vọng bạn trở thành "người kế thừa"

Nếu bạn nhận thấy sếp của mình có các dấu hiệu sau đây, thì có...

Khi động lực làm việc sụt giảm vào cuối năm: Làm sao để duy trì phong độ?

Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là bước sang năm mới, cảm giác chán...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers