• .
adsads
Untitled design 15
Lượt Xem 3 K

Có rất nhiều lí do để một người quyết định nhảy việc. Suy nghĩ về giây phút nộp đơn xin việc đã nhiều lần lướt qua đầu bạn bởi sự tuyệt vọng khi đối mặt với ông chủ khó tính, công việc nhàm chán và mức đãi ngộ không khiến bạn hài lòng.

Tuy nhiên, đôi khi nhảy việc không phải lựa chọn tốt nhất. Quá nhiều người quyết định nghỉ việc vội vã khi họ chưa khám phá được một con đường khác khả quan hơn. Bỏ công việc bạn đã có kinh nghiệm nhiều năm để bắt đầu với một lĩnh vực hoàn toàn mới là một điều mạo hiểm. Ở nơi làm việc mới, bạn có thể nhận ra mình lại “hụt chân” ở những vấn đề giống như cũ.

Đó là..

 

Cấp trên khó ưa

nhảy việc

Rất nhiều người quyết định rời bỏ công việc vì người quản lý trực tiếp khó ưa hoặc quá khắt khe. Thực tế, họ không có thời gian để lắng nghe và xử lý tất cả các phản hồi của nhân viên. Nếu văn hóa nơi làm việc mờ nhạt, khiến bạn cảm thấy ngột ngạt, không thể mở rộng mối quan hệ nghề nghiệp và bạn nghĩ rằng đó không phải công việc dành cho bạn, hãy đổi việc.

Nhưng hãy tìm hiểu, lập danh sách ưu, nhược điểm về công việc hiện tại của bạn. Bạn không thích môi trường làm việc, nhưng công việc thì sao? Khi đi phỏng vấn cho công việc mới, đừng quên tìm hiểu kỹ về toàn bộ ngành nghề, các yếu tố cạnh tranh, môi trường làm việc, văn hóa công ty và cách quản lý của nơi mới. Bằng cách này, bạn có thể tránh gặp lại tình trạng “sếp bự khó chiều” như ở công việc hiện tại.

 

Không hài lòng với đãi ngộ

Tôi thường thảo luận với các giáo viên muốn đổi việc vì mức lương thấp hơn mức trung bình. Mặc dù mức lương không cao nhưng, các giáo viên có thể nghỉ 2 tháng hè, nghỉ lễ nhiều hơn những người làm nghề khác… Không nhiều ngành nghề có tính linh hoạt như vậy.

Tôi cũng tham khảo các luật sư về sự hài lòng với mức lương cao, làm việc ở công ty danh tiếng. Nhưng họ lại chính là những người thường xuyên mất ngủ và và căng thẳng vì luôn “ngập đầu” trong công việc.

Hãy nhớ rằng, mọi thứ đều có giá của nó. Chuyển sang một công việc có thu nhập tốt hơn đồng nghĩa với việc bạn phải làm việc nhiều hơn, đem lại giá trị cao hơn. Hãy tự đánh giá mức độ quan trọng của sự cân bằng cuộc sống và công việc so với một vị trí trong công ty lớn, mức lương cao.

Trước khi đưa ra quyết định, hãy tạo một danh sách các yếu tố quan trọng nhất đối với bạn, từ lương, phúc lợi, tính linh hoạt, môi tường làm việc, khả năng thăng tiến… và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Không có sự lựa chọn hoàn hảo, hãy cân bằng các yếu tố và lựa chọn cái phù hợp nhất.

 

Chán nản với công việc hiện tại

Bạn đang cảm thấy cuộc sống không giống như mong đợi, do đó bạn hững hờ và thụ động trong công việc. Khi nhìn thấy một vị trí có vẻ tốt hơn hiện tại, bạn nhanh chóng quyết định nhảy việc. Nhưng có vẻ bạn đang không nhận thức rõ vấn đề của mình.

Trước khi đưa ra quyết định quan trọng với công việc của mình, hãy gây dựng các mối quan hệ với những người đi trước trong lĩnh vực bạn muốn chuyển đổi. Bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng thực tế, bạn sẽ hình dung ra những công việc bạn phải làm. Hãy xem xét và xử lý vấn đề từ chính bản thân bạn trước khi đưa ra quyết định thay đổi nghề nghiệp.

 

— HR Insider / Theo cafef.vn —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Nếu bạn vẫn đang chưa thỏa mãn với công việc hiện tại, bạn còn loay hoay với công việc không đúng sở trường, boăn khoăn hối tiếc vì chậm thăng tiến, hay thu nhập không như mong muốn dần trở thành rào cản khiến bạn vơi dần đi đam mê và động lực làm việc nhưng chưa tìm thấy câu trả lời cho bản thân và chưa dám thay đổi – Hãy cùng tham gia chương trình Begin.Again do VietnamWorks tổ chức, nơi bạn sẽ có được những giải pháp nghề nghiệp và cơ hội bứt phá cho chính mình.
THAM GIA NGAY CHƯƠNG TRÌNH BEGIN.AGAIN CỦA VIETNAMWORKS

adsads
Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình ghi, phát và xử lý âm thanh. Định dạng này...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc, đây còn là một phương tiện giúp doanh nghiệp tăng...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi và sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến để...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành nghề? Vậy thì nghề Photographer chính là lựa chọn phù...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng Prototype không chỉ giúp nhà phát triển tiết kiệm tối...

Bài Viết Liên Quan
PCM

Tìm hiểu về PCM - Công nghệ âm thanh chất lượng cao

Công nghệ PCM cung cấp giải pháp chính xác và hiệu quả trong quá trình...

workflow

Workflow là gì? Tìm hiểu cách tối ưu hóa quy trình làm việc

Workflow không chỉ đơn thuần là một công cụ quản lý quy trình làm việc,...

Cầu thị là gì? Cách để trở thành người có tinh thần cầu thị

Cầu thị là gì? Làm thế nào để trở thành người cầu thị - Chìa khóa để thăng tiến trong sự nghiệp

Cầu thị là một phẩm chất quan trọng, thể hiện tinh thần ham học hỏi...

Photography là gì

Photographer là gì? Phân loại, chi tiết công việc của nhiếp ảnh gia

Bạn yêu thích nghệ thuật, đam mê chụp ảnh và muốn biến đam mê thành...

Khám phá những thông tin thú vị về Prototype trong lĩnh vực thiết kế

Prototype là gì? Vai trò của nó trong thiết kế UI/UX

Prototype đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thiết kế UI/UX. Việc sử dụng...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers