adsads
Untitled design 10
Lượt Xem 3 K

Cho dù bạn đang đối diện với người nhân viên mới, cộng sự hay ngay chính với sếp của bạn thì việc chỉ ra “công trình” của họ đã sai hoàn toàn đều sẽ vô cùng khó xử. Để không trở nên thô lỗ trong mắt người đối diện, bạn hãy tham khảo 3 cách giao tiếp dưới đây để khéo léo chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp.

 

1. “Anh/Chị có thể kiểm tra qua một lần nữa không?”

Cho dù bạn đang cực kì muốn nói thẳng rằng toàn dự án đều sai và người đồng nghiệp đó tốt nhất nên bắt đầu lại từ đầu. Tuy nhiên, bạn cũng biết chắc kết quả sẽ hoàn toàn không tốt nếu bạn quá thẳng thắn và gay gắt trước họ. Bắt đầu bằng một câu hỏi sẽ tạo nên được không gian trao đổi thoải mái và nhẹ nhàng hơn là một câu khẳng định. Bằng cách đặt câu hỏi, bạn sẽ đem lại cho đồng nghiệp cảm giác được góp ý xây dựng thay vì chỉ trích, ngoài ra, bạn cũng có thể khéo léo đề cập được phần nào cần chỉnh sửa và hoàn thành lại.

Thêm vào đó, thông qua tập trung sự chú ý của họ bằng phần dự án có vấn đề sẽ là cách gợi ý khéo léo khiến cho họ tự nhận ra được lỗi sai của chính mình, và từ đó ghi nhớ cũng như để ý hơn cho những đầu công việc sắp tới. Một điểm quan trọng mà bạn cần để ý đó là hãy chỉ ra được cụ thể vấn đề đang nằm ở đâu trong toàn bộ dự án, vì có thể đây là lần đầu tiên họ mắc phải lỗi này, chẳng hạn như “Anh/chị thử kiểm tra lại đoạn số 2 hay slide thứ 3 trong bài”… Bằng cách giao tiếp này, bạn có thể hướng dẫn chính xác được chỗ cần được chỉnh sửa.

 

2. “Ah, trước đây tôi cũng đã từng mắc phải lỗi này”

Một cách để hạn chế nhận xét dễ “mất lòng” người đối diện, đó là cho họ thấy bạn và họ cùng đang tại một điểm và đã có những sai sót giống như nhau (mặc dù đây có thể không đúng với thực tế của bạn). Cách góp ý này mang tính xây dựng và sẽ tránh làm tổn thương cảm xúc của người đối diện, đồng thời cũng chỉ ra phần bài cần được chỉnh sửa.

Ngoài ra, để hỗ trợ người đồng nghiệp đó tốt hơn, bạn có thể gợi ý một số tips hoặc các nguồn tham khảo mà bạn đã từng sử dụng để khắc phục sai sót của mình, kèm theo đó là thái độ sẵn sàng hỗ trợ họ bất cứ lúc nào.

 

3. “Có một vài chỗ còn chưa đúng lắm, tôi có thể giúp được không?”

Với câu hỏi này, bạn không chỉ thể đảm bảo được những điều trên mà còn cho thấy được tinh thần cộng tác và thiện chí của mình đối với đồng nghiệp. Khi bạn đưa ra lời đề nghị như thế này, người đối diện sẽ thể hiện một trong hai hướng: nhờ sự hỗ trợ của bạn hoặc quay về vị trí ngồi và sửa lại theo góp ý của bạn. Cho dù là hướng nào đi chăng nữa thì bạn cũng đã cho họ thấy được bạn luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi họ cần. Cách khéo léo chỉ ra lỗi sai của đồng nghiệp như thế cũng đã đủ để giúp cho tinh thần người đồng nghiệp đó phấn chấn hơn và giảm đi áp lực nhiều hơn.

Một trong ba cách nói trên sẽ đạt được hiệu quả cao nhất khi được bạn thể hiện với thái độ thân thiện, lịch sự nhưng vẫn cần phải đi vào trọng tâm. Bạn hãy tránh gây ra cảm giác khó hiểu cho người đối diện bằng cách đưa ra quá nhiều lời khen và kèm theo đó là những góp ý vòng vo, điều này chẳng giúp vấn đề được giải quyết, ngược lại, sẽ gây ra cho họ cảm giác vui lúc đầu nhưng khó chịu về sau khi nhận ra họ đã không làm tốt như lời bạn nhận xét.

Bạn hãy vận dụng 3 cách kể trên để giúp cho đồng nghiệp của bạn nhận ra được vấn đề trong trạng thái tích cực nhất, bạn nhé!

 

— HR Insider —
Tìm hiểu các cơ hội việc làm hấp dẫn ngay hôm nay tại vietnamworks.com

adsads
Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không thể thiếu đối với mỗi nhân viên bán hàng. Vậy...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng máy tính. Vậy CCNA...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực như hợp đồng. Sử dụng phụ lục hiệu quả sẽ...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh viên nắm vững kiến thức theo từng giai đoạn. Vậy...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn xa lạ trong thế giới kinh doanh. Nhưng điều thú...

Bài Viết Liên Quan
Sales Pitch là gì

Sales Pitch là gì? Bí quyết chinh phục khách hàng đỉnh cao

Trong môi trường kinh doanh, việc nắm vững kỹ năng Sales Pitch là điều không...

ccna là gì

CCNA là gì? Tìm hiểu về chứng chỉ mạng Cisco hot nhất hiện nay

Chứng chỉ CCNA dần trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong ngành công nghệ...

Giải đáp tất tần tật những thông tin liên quan đến phụ lục hợp đồng

Tìm hiểu các quy định về phụ lục hợp đồng

Phụ lục hợp đồng là một phần vô cùng quan trọng và có hiệu lực...

Học phần là gì? Khám phá khái niệm và hướng dẫn từ A-Z

Học phần là gì? Giải mã khái niệm và hướng dẫn chi tiết cho sinh viên

Học phần là yếu tố cốt lõi trong mọi chương trình đào tạo, giúp sinh...

Vì sao kỹ năng phân tích dữ liệu lại quan trọng trong mọi ngành nghề

"Dữ liệu là dầu mỏ của thế kỷ 21" - cụm từ này không còn...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers