• .
adsads
1805 1200X900
Lượt Xem 6 K

1. Unemployed – Thất nghiệp

Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đều rất tinh ý biết được khoảng thời gian nào bạn không có đi làm dựa vào thời gian làm việc bạn ghi trong CV và có thể ghi chú lại để hỏi bạn trong buổi phỏng vấn rồi nên bạn không cần phải nhấn mạnh điều đó trong CV.

2. Hardworking / hard worker – Làm việc chăm chỉ

Tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ luôn mong muốn tuyển một ứng viên chăm chỉ, điều đó họ có thể nhận ra khi ứng viên có mặt phỏng vấn đúng giờ và thái độ chuyên nghiệp khi hoàn thành các bài test nhà tuyển dụng đưa ra và nộp bài đúng hẹn.

3. ‘Ambicious’ – (Từ sai chính tả)

Bà Elizabeth Harrison, giám đốc dịch vụ khách hàng và là đối tác tuyển dụng cấp cao của Decision Toolbox chia sẻ: “Trong CV không bao giờ được tồn tại từ sai chính tả, hãy đọc CV của bạn nhiều lần, in chúng ra và nhờ bạn bè và gia đình của bạn cùng xem. Chỉ một từ sai chính tả nhỏ cũng có thể khiến bạn từ một ứng viên nặng ký bước vào vòng nguy nghiểm vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không phải là người tỉ mỉ, cẩn thận”. Để tránh những lỗi ngớ ngẩn khác trong khi tạo một CV chuyên nghiệp, bạn cũng có thể tìm hiểu trong cuốn cẩm nang “Kiếm việc không khó” của VietnamWorks và HR Insider phát hành.

4. Microsoft Office

Bạn biết không, cùng với sự phát triển của công nghệ, kỹ năng Microsoft Office không còn là một kỹ năng được mong chờ, mà là một kỹ năng bắt buộc phải có cho tất cả ứng viên. Email ứng tuyển, cover letter, CV, portfolio… của bạn chính là những minh chứng cho một loạt kỹ năng văn phòng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm rồi. Nếu bạn có những kỹ năng “đắt giá” mà ít người có như “tiếng Nhật, Java, HTML…” hay bất kỳ kỹ năng nào liên quan chặt chẽ với công việc, hãy liệt kê chúng ra.

5. On-time – Đúng giờ

Cũng giống như kỹ năng Microsoft Office phía trên, tính đúng giờ là điều kiện hiển nhiên phải có cho bất kỳ ứng viên nào.

6. Objective – Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn không cần phải tốn bất kỳ khoảng trống nào trong CV của mình để ghi Objective (mục tiêu nghề nghiệp). Thay vào đó, cover letter (thư ứng tuyển) sẽ là một nơi thích hợp để bạn thể hiện mục tiêu nghề nghiệp của mình.

7. Reference available upon request

Ứng viên thường ghi dòng này cuối CV giống như một động tác cuối để kết thúc CV của mình cho đầy đủ các phần thường thấy của một CV chuẩn, thế nhưng dấu hiệu này sẽ khiến nhà tuyển dụng  cảm thấy bạn đang rất nôn nóng và mong chờ nhà tuyển dụng gọi để hỏi về người tham khảo này. Nếu nhà tuyển dụng muốn biết thêm thông tin gì từ bạn, họ sẽ liên hệ trực tiếp với bạn, vì thế bạn không cần phải đề cập câu này trong CV của mình. Một chuyên gia Nhân sự chia sẻ: “Ứng viên thường nghĩ rằng họ phải chủ động đưa ra thông tin người tham khảo cho chúng tôi, tuy nhiên sự thật là nếu chúng tôi cần, chúng tôi sẽ hỏi bạn sau.”

8. I, she, he, him, her

CV này có phải bạn tự viết hay một người nào khác làm cho bạn mà bạn phải đề cập “anh ấy” hay “chị ấy” ở đây? Thay vì viết “I led a team of four people (Tôi đã lãnh đạo một team gồm 4 người)”, bạn hãy viết “Led a team of 4”. Và đừng bao giờ viết “Mr.X led a team” (Ông X lãnh đạo team), nhà tuyển dụng chỉ muốn biết bạn làm gì, họ không quan tâm ông A, B, C, X nào làm gì đâu nhé.

9. Expert

Bạn không nên khoe mình là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, trừ phi bạn thật sự là một chuyên gia. Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi về chuyên môn nghề nghiệp mà bạn có thể gặp trong buổi phỏng vấn. Và nếu đang lưỡng lự khi không biết phải xử lý như thế nào với các thông tin về kinh nghiệm trong CV, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm các bí quyết từ cuốn ebook “Kiếm việc không khó”.

10. Can’t hoặc Won’t

Một CV hoàn hảo không nên có những từ phủ định. Bạn chỉ nên “khoe” những gì bạn có thể làm chứ không nên đưa ra những gì bạn không thể làm.

11. Thông tin cá nhân không cần thiết

Sinh nhật, tình trạng hôn nhân, sở thích cá nhân… không nên xuất hiện trong CV vì nó chẳng giúp nói lên rằng bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.

12. Hobbies

Hãy dành “đất” CV cho những kỹ năng hay thành tựu công việc giúp bạn có được công việc mơ ước thay vì để những thông tin không liên quan gì đến công việc.

13. Accomplished

Thay vì nói rằng bạn “đã hoàn thành”, hãy thể hiện ngay kết quả đó ra, sau đó mô tả bạn đã làm gì để đạt được kết quả đó. Hãy tham khảo ví dụ này: ‘Improved customer satisfaction 30% within 9 months through re-engineering support processes and introducing new training materials to staff.’” (Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng lên 30% trong vòng 9 tháng bằng cách cải tiến quy trình phục vụ khách hàng và giới thiệu tài liệu đào tạo mới cho toàn bộ nhân viên).

14. Stay-at-home mom

Cũng giống như các thông tin cá nhân, bạn không cần thiết phải giải thích những khoảng thời gian trống mà bạn không đi làm trong CV. Tuy nhiên bạn cũng có thể sáng tạo khi mô tả khoảng thời gian trống này, chuyên gia Cox bật mí bạn có thể ghi chức danh của mình là “CEO gia đình” (Domestic CEO).

15. Responsible for…

Rất nhiều ứng viên mở đầu cho các đầu mục công việc của mình bằng cụm từ này, tuy nhiên các chuyên gia nhận xét rằng cách tốt nhất là bạn nên nhấn mạnh công việc của mình bằng những động từ công việc thật mạnh mẽ và truyền cảm hứng và rồi cho liệt kê kết quả. Ví dụ như: Regional Sales Manager for Largest Revenue-Generating Area, exceeding competitors by 25-55% in revenue growth, year-over-year.

16. Result-oriented

Chuyên gia Barrett-Poindexter chia sẻ: “Nếu những từ được đề cập phía trên là quá “loãng” do có quá nhiều người sử dụng thì từ result-oriented này là từ yếu thế nhất và được sử dụng nhiều nhất trong số lượng hồ sơ ứng viên.”

CV đã xong, bạn còn cần phải chuẩn bị gì nữa?

Sau tất cả những bước khó nhằn của một bộ CV đẹp, bạn nghĩ như thế đã đủ để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng chưa? Bạn cần chuẩn bị gì sau khi được gọi phỏng vấn? Đâu là những cách trả lời hay nhất khi bị nhà tuyển dụng hỏi khó? Tất cả câu trả lời sẽ có trong cuốn ebook “Kiếm việc không khó” do VietnamWorks và HR Insider phát hành.

>>>Xem thêm:7 lỗi khi viết CV thường gặp khiến bạn “trượt từ vòng gửi xe

Bạn có biết rằng tỉ lệ chọi trung bình cho một vị trí là 1/6. Điều đó đồng nghĩa rằng, bạn cần vượt qua ít nhất 6 người để có thể có cơ hội được phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Vậy nên tạo CV là một trong những kĩ năng bạn nhất định phải biết. Nếu bạn muốn làm CV ấn tượng nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo WowCV – một tính năng mới được Vietnamworks ra mắt sẽ hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp giúp bạn dễ dàng “lọt vào mắt xanh” của các nhà tuyển dụng.

  • Thực hiện NHANH CHÓNG với mẫu CV đa dạng, phù hợp cho nhiều ngành nghề/ lĩnh vực
  • TIỆN LỢI trong sử dụng và tìm việc với tính năng chỉnh sửa nội dung trực tiếp, tự động cập nhật thông tin thông qua tài khoản trên VietnamWorks.
  • Hoàn toàn MIỄN PHÍ và không dính logo thương hiệu, tương thích với mọi nền tảng tuyển dụng trực tuyến khác nhau

Cùng trải nghiệm tạo CV TẠI ĐÂY nhé!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Học được gì từ môi trường làm việc thiếu công bằng?

Bước ra xã hội đi làm, dù môi trường làm việc bất công thế nào thì bạn cũng buộc phải chấp nhận thực tế, hơn nữa còn phải chủ động thích ứng với hoàn cảnh. Thay vì để môi trường toxic ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và hiệu suất công việc, hãy chú trọng đến những điều bạn học được từ môi trường làm việc thiếu công bằng. Đặc biệt, học từ nghịch cảnh và nỗ lực vượt lên nghịch cảnh giúp bạn mạnh hơn và phát triển bản thân toàn diện hơn.

Chi tiêu thẻ tín dụng mùa Tết: Làm sao để không rơi vào ‘bẫy nợ’ đầu năm?

Thói quen “quẹt thẻ” tín dụng khiến nhiều người dễ rơi vào “bẫy nợ”, đặc biệt là dịp mua sắm cuối năm chuẩn bị ăn Tết. Là người tiêu dùng thông minh, làm sao để vừa chi tiêu sắm sửa Tết chu toàn vừa không “vung tay quá trán” khiến bản thân rơi vào “bẫy nợ” đầu năm? Học ngay nghệ thuật “làm chủ” thẻ tín dụng giúp chi tiêu hợp lý mùa Tết từ VietnamWorks trong bài viết dưới đây bạn nhé!

2025 là năm của AI và bạn: Làm sao để nắm bắt cơ hội phát triển? 

Năm 2025 đang đến gần, và một trong những điều chắc chắn là công nghệ AI sẽ tiếp tục thay đổi mạnh mẽ cách chúng ta làm việc. Những câu hỏi được đặt ra là: Làm thế nào để bạn, một người đi làm, có thể tận dụng sức mạnh của AI để không chỉ theo kịp mà còn vươn lên trong sự nghiệp?

Bí mật để được sếp giao trọng trách: Làm thế nào để trở thành ‘ngôi sao’ trong mọi dự án? 

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao có người luôn được sếp tin tưởng giao những dự án lớn, trong khi bạn mãi chỉ nhận những việc lặp đi lặp lại? Không phải do họ giỏi hơn bạn, mà có thể họ đã biết cách khiến sếp nhìn thấy giá trị đặc biệt của mình. Trở thành “ngôi sao” trong mắt sếp không phải là một phép màu, mà là cả một quá trình xây dựng từ sự tinh tế, khéo léo và nỗ lực thật sự.

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers