adsads
12 nam 1 uoc mo 1
Lượt Xem 4 K

Năm 2002, Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ với mức tăng trưởng GDP trên 7% và là nền kinh tế phát triển nhanh thứ nhì châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là nhu cầu ngày càng cao về nguồn lực con người cho các công ty và tổ chức trong nước cũng như nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, tuyển dụng vẫn còn là công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và các mối quan hệ rộng rãi. Tất cả đã thay đổi khi VietnamWorks ra đời, đánh dấu một bước ngoặt lớn của thị trường tuyển dụng trong nước.

 

Ở nước ngoài, các trang web đăng tuyển đã bắt đầu phổ biến vào nửa cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Các công ty có nhu cầu tuyển dụng chuyển từ việc sử dụng các hình thức quảng cáo tuyển dụng truyền thống như báo in và trung tâm giới thiệu việc làm sang hình thức tuyển dụng của thời đại mới là đăng tuyển trên các cổng thông tin việc làm và trang web tuyển dụng phổ biến. Hình thức tuyển dụng mới này đã du nhập vào Việt Nam rất nhanh chóng mà tiêu biểu là trang web VietnamWorks.com ra đời vào năm 2002. Với đầy đủ các tính năng của một website tuyển dụng hiện đại VietnamWorks.com rõ ràng là một giải pháp thiết thực cho thị trường tuyển dụng Việt Nam.

 

Tuy nhiên, cũng giống như mọi việc kinh doanh, điều quan trọng nhất là thuyết phục khách hàng. Những năm đầu của thế kỷ 21, người làm nhân sự tại Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng rằng việc đăng tuyển trên một trang web lại có thể mang lại cho mình nhiều hồ sơ ứng tuyển đáng tin cậy. Đem được công nghệ tuyển dụng mới nhất đến Việt Nam chỉ mới là thành công bước đầu của VietnamWorks. Thử thách tiếp theo mà công ty tuyển dụng non trẻ vào thời điểm đó phải vượt qua là thuyết phục được khách hàng tin tưởng vào sự ưu việt của tuyển dụng trực tuyến. Với tư cách là công ty đi đầu trong lĩnh vực tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam, VietnamWorks đã nỗ lực giúp khách hàng hiểu và áp dụng thành công công nghệ mới để đạt được hiệu quả tuyển dụng.

 

12 năm trôi qua và thị trường tuyển dụng trực tuyến của Việt Nam đã phát triển đến mức không ngờ, khi hàng loạt các trang tuyển dụng ra đời, đem lại những sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng tuyển dụng. Tuy nhiên, VietnamWorks vẫn luôn là bạn đồng hành đáng tin cậy của những người làm nhân sự, bởi với 12 năm gắn bọ với thị trường Việt Nam, lâu hơn hết bất cứ công ty tuyển dụng nào, VietnamWorks hiểu rõ thị trường đồng thời luôn tạo ra những giải pháp mới mẻ để bắt kịp xu hướng tuyển dụng của thời đại, như đã từng làm 12 năm về trước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2014, VietnamWorks đã chuyển hơn 1,3 triệu hồ sơ ứng tuyển đến gần 30,000 công việc đăng tuyển trên trang web VietnamWorks.com. Những con số này là minh chứng không chỉ cho sự thành công của VietnamWorks mà còn cho sự ưu việt và phổ biến của mô hình tuyển dụng trực tuyến ngày nay ở Việt Nam.

 

12 năm phát triển của VietnamWorks đã tạo nên một cuộc đổi mới kì diệu cho lĩnh vực tuyển dụng trực tuyến nói riêng và thị trường tuyển dụng nhân lực tại Việt Nam nói chung. Trong tương lai, VietnamWorks sẽ luôn luôn duy trì niềm hứng khởi, những đổi mới và sự am hiểu thị trường để đem lại những giải pháp tốt nhất cho công việc tuyển dụng của các doanh nghiệp.

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn. Không ít người lao động đã gặp khó khăn khi tiền lương không đáp ứng đúng với kỳ vọng và khả năng thực tế của họ. Bạn đang trăn trở về vấn đề này? Làm sao để xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương?

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con người trong việc đối mặt và vượt qua những thử thách, khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc. AQ cao không chỉ giúp nhân viên có khả năng chịu đựng và phục hồi nhanh chóng mà còn thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và hiệu quả làm việc. Vậy, các nhà quản lý cần làm gì để nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên? Bài viết dưới đây VietnamWorks sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết hiệu quả.

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt khi người nhân viên gặp phải “thất bại” trong công việc. Bài viết này không chỉ chia sẻ những bài học thực tế, mà còn khẳng định rằng, sau mỗi "thất bại" luôn có cơ hội để trở lại mạnh mẽ hơn, nếu chúng ta - những người quản lý biết cách nhìn nhận và hành động đúng đắn.

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển dụng bài bản sẽ giúp công ty không chỉ tìm được những ứng viên phù hợp mà còn là nền tảng xây dựng được thành công bền vững cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, dù đã cố gắng xây dựng một quy trình tuyển dụng bài bản, nhiều công ty và HR vẫn gặp phải những khó khăn và trở ngại khiến quá trình tuyển dụng trở nên không hiệu quả. Hãy cùng VietnamWorks tìm hiểu những "điểm nghẽn" này qua bài viết sau.

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên. Khi nhân viên tin tưởng sếp của họ, họ sẽ có xu hướng làm việc chăm chỉ hơn, cống hiến hết mình và sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty. Vậy làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin đối với đội ngũ nhân sự mới?

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers