adsads
10 loi viet tin tuyen dung khien nguoi tim viec bo di 3
Lượt Xem 3 K

Đối với bất kì nhà tuyển dụng nào, việc tìm được người tài với nguồn ngân sách hạn hẹp luôn luôn là một áp lực rất lớn. Khi tin tuyển dụng của mình ít được ứng viên đọc và nộp đơn, có hàng chục lý do để giải thích. Tuy nhiên, trước tiên hãy nhìn vào thứ đơn giản nhất mà chúng ta có thể sửa ngay: nội dung tin tuyển dụng. Tin tuyển dụng là văn bản đầu tiên và cũng có thể là văn bản duy nhất giới thiệu về công ty và công việc mà ứng viên đọc được. Do đó, tầm quan trọng của tin tuyển dụng trong việc xây dựng niềm tin để ứng viên nộp đơn là không thể xem thường. VietnamWorks HR Insider xin được điểm qua 10 lỗi viết tin tuyển dụng có thể khiến ứng viên bỏ đi, sau khi rà soát sơ lượt các tin tuyển dụng đang đăng trên VietnamWorks.com:

Tiêu đề, Tên Công Ty, Địa Chỉ Công Ty và Mức Lương
Tiêu đề, Tên Công Ty, Địa Chỉ Công Ty và Mức Lương

Vấn đề thứ nhất: Tiêu đề của tin tuyển dụng

Tiêu đề của tin tuyển dụng hiệu quả cần phải có tên chính xác của vị trí tuyển dụng và những thông tin khác có thể gây hấp dẫn ứng viên hoặc chọn lọc ứng viên. Ví dụ: lương là một thông tin gây hấp dẫn ứng viên; chỉ tuyển nữ là một thông tin để chọn lọc ứng viên. Lưu ý, tiêu đề không nên quá dài dòng, tối nghĩa, trùng lặp thông tin hoặc chứa quá nhiều từ viết tắt khó hiểu và từ chuyên môn.

 

Những tiêu đề chấp nhận được:

Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự

Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự  ( lương $500 – $1000)

Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự ( nữ – TPHCM)

Nhân Viên Hành Chính (biết tiếng Nhật )

 

Những tiêu đề có thể khiến ứng viên đau đầu:

[0557-HCM] Nhân Viên Hành Chính Nhân Sự

Tuyển HR

Cần gấp nhân sự

Giám đốc (MMS)

Sử dụng công cụ thiết kế bản vẽ công nghiệp

Phòng Marketing: Tuyển nhân Viên Marketing

 

Một số trường hợp đặc biệt sau cần lưu ý tránh:

BSE with N1 level of Japanese >> Tuyển dụng người Việt biết tiếng Nhật thì nên viết tiếng Việt hoặc tiếng Nhật, đừng nên viết tiếng Anh

Marketing Manager – đãi ngộ hấp dẫn >> Nếu không ghi cụ thể đãi ngộ gì thì tốt nhất đừng thêm cụm từ “đãi ngộ hấp dẫn” vào

Tiêu đề ghi Developer – Thu nhập $600  trong khi bên dưới ghi mức lương $300 >> Không thống nhất thông tin

M&E Design Engineer – Urgent (Electrical, Plumbing and Fire, HVAC) / Kỹ Sư Thiết Kế Cơ & Điện – Tuyển Gấp (Điện/ Cấp Thoát Nước và PCCC, Điều Hòa) >> Không cần ghi song ngữ nếu không thực sự cần thiết. Ngoài ra, tiêu đề quá dài sẽ khiến ứng viên cảm thấy… mệt khi chưa đọc vào phần mô tả công việc

 

Vấn đề thứ hai: Tên Công ty

Hãy viết tên thương hiệu của bạn thay vì tên chính thức của công ty. Ví dụ khi đăng tuyển VietnamWorks sẽ luôn để tên công ty là VietnamWorks, chứ không phải Navigos Group, mặc dù tên chính thức của công ty quản lý trang web VietnamWorks.com là Công ty CP Navigos Group Việt Nam.

Ngoài ra, nếu nhà tuyển dụng không muốn tiết lộ tên công ty thì hãy chú ý cách viết tên thay thế để tạo sự chú ý. Ví dụ, thay vì ghi đơn giản là Một công ty Nhật, có thể ghi rõ thêm Một agency quảng cáo của Nhật.

Tên công ty:

Một công ty IT

Một công ty quảng cáo Nhật

Khách hàng của VietnamWorks

Khách hàng của Navigos Search

Agency quảng cáo thương hiệu quốc tế

Agency quảng cáo ở TPHCM

Công ty xuất nhập khẩu – trụ sở ở TPHCM

VietnamWorks – không phải Navigos Group

 

Vấn đề thứ ba: Mức lương

Mức lương là thông tin ứng viên sẽ “soi” rất kĩ nên đừng mắc sai lầm ở đây. Liệu mức lương bạn ghi trong toàn bộ các phần của tin tuyển dụng đã thống nhất với nhau chưa? VietnamWorks đã gặp những trường hợp nhà tuyển dụng viết mức lương “thỏa thuận” nhưng trong phần mô tả công việc lại viết mức lương “$600 – $800” và ngược lại.

Ngoài ra, nên viết khoảng lương chứ đừng viết một mức lương nhất định. Nếu viết “Đến $800” ứng viên có thể cảm thấy bị giới hạn, nhưng viết “từ $600” ứng viên cũng có thể cảm thấy mức lương nhà tuyển dụng chi trả chỉ là $600 chứ không thể hơn được. Tốt nhất là hãy đưa ra một khoảng lương rõ ràng để ứng viên yên tâm rằng cho dù phải thương lượng thì cũng dễ đạt được sự đồng thuận về lương.

Ngoài ra, một lỗi rất hay xảy ra là các công ty khi tuyển nhân viên kinh doanh / bán hàng thường tính luôn cả hoa hồng vào mức lương. Các ứng viên sau khi phỏng vấn có thể cảm thấy rất hụt hẫng vì mức lương cứng không cao như tin tuyển dụng đã đưa ra.

 

Vấn đề thứ tư: Địa chỉ công ty

Hãy luôn đưa ra địa chỉ làm việc thực sự của vị trí đang tuyển dụng chứ đừng dùng địa chỉ trụ sở hay cửa hàng của công ty. Ứng viên cần biết chính xác họ sẽ làm việc ở địa điểm nào để có thể cân nhắc việc nộp đơn một cách đúng đắn.

 

Vấn đề thứ năm: Mục “What we can offer” – Phúc lợi nổi bật

Phúc Lợi Nổi Bật
Phúc Lợi Nổi Bật

Các phúc lợi nổi bật được nêu ra càng cụ thể càng tốt. Vì mục này được tách riêng biệt khỏi phần mô tả công việc nên hãy sử dụng nó một cách hữu ích. Thay vì chỉ ghi chung chung như “Lương cạnh tranh”, “Cơ hội đào tạo”… thì hãy ghi rõ và chi tiết nhất có thể về những gì mà công ty của bạn có thể cung cấp cho ứng viên. Ví dụ, đối với VietnamWorks:

– Xét tăng lương và thăng chức mỗi 6 tháng

– Được đài thọ chi phí thể dục thể thao mỗi tháng

– Được tham gia các khóa đào tạo thường xuyên trong chương trình Naviworks University

Ngoài ra, hãy chú ý đừng liệt kê quá nhiều phúc lợi vào một gạch đầu dòng. Những kiểu trình bày phúc lợi hời hợt và không gây ấn tượng cho ứng viên:

– Cơ hội đào tạo quý báu

– Tham gia nhiều sự kiện và hoạt động của công ty

-Thưởng, Cơ Hội Đào Tạo, Chăm Sóc Sức Khỏe.

Hãy tham khảo cách mà những nhà tuyển dụng ngành ngân hàng đang thu hút ứng viên. Khi viết nội dung phúc lợi, họ rất chú ý vào chi tiết:

– Thu nhập lên đến 18 tháng lương

– Thu nhập cạnh tranh trong top các ngân hàng

– Hoa hồng theo doanh số, xét thưởng thi đua hàng năm đối với nhân viên Môi giới xuất sắc

– Khám sức khỏe hàng năm, bảo hiểm tai nạn, chế độ chăm sóc sức khỏe dành riêng cho nhân viên của công ty

– Du lịch hàng năm, cấp điện thoại, máy tính xách tay, chính sách đào tạo, vay ưu đãi cho nhân viên…

 

Vấn đề thứ sáu: Kỹ Năng Yêu Cầu

3

Trong phần này rất nhiều nhà tuyển dụng nhầm lẫn giữa kỹ năng và chức vụ. Ví dụ, kỹ năng là Training & Development, còn chức vụ là HR Supervisor. Nếu Do những kỹ năng này khi điền vào sẽ hỗ trợ cho việc tìm kiếm việc làm của ứng viên, khi điền chính xác tên kỹ năng thì khả năng ứng viên tìm được công việc bạn đang đăng tuyển sẽ tăng lên nhiều hơn.

Viết đúng:

Kỹ năng yêu cầu: Training & Development, C&B, Payroll, Quản Lý Dự Án

Viết sai:

Kỹ năng yêu cầu: HR Supervisor, Sử dụng nhân sự, Dự Án

 

Vấn Đề Thứ Bảy: Mô Tả Công Việc

Mô tả công việc
Mô tả công việc

Lỗi nghiêm trọng nhất mà nhà tuyển dụng mắc phải khi viết mô tả công việc là việc không giới hạn độ dài của mỗi đoạn. Không có ứng viên nào thích đọc một đoạn văn dài khô khan về công việc. Thậm chí có nhà tuyển dụng còn viết hoa tất cả các chữ trong mô tả công việc, khiến cho ứng viên thêm bối rối khi đọc.

Một số lời khuyên chung khi viết mô tả công việc:

– Truyền đạt nội dung tóm tắt về trách nhiệm và giới hạn công việc của vị trí tuyển dụng trong đoạn văn đầu tiên, khoảng 3 câu. Nếu làm tốt hơn nữa thì có thể cho ứng viên biết điều gì thú vị ở công việc này.

– Sau đoạn văn đầu tiên, hãy liệt kê các đầu việc cần làm. Chia theo từng đầu mục việc lớn và các gạch đầu dòng nhỏ thì dễ hình dung hơn là liệt kê tất cả việc nhỏ từ trên xuống dưới.

– Đừng đặt thứ tự theo kiểu a,b,c,d. Hãy dùng gạch đầu dòng hoặc chấm đầu dòng để đoạn văn nhìn thoáng hơn, không chi chit chữ.

– Tránh dùng tiếng Việt/tiếng Anh lẫn lộn.

– Cấu trúc: Mở đầu tổng quan, tiếp theo đến các chi tiết công việc, các đãi ngộ cụ thể, và lời kêu gọi nộp đơn ở cuối đoạn mô tả công việc.

– Đừng viết tràn lan và trùng lặp ý. Hãy viết ngắn, đủ và xuống dòng liên tục.

 

Vấn đề thứ tám: Yêu Cầu Cho Ứng Viên

5
Yêu Cầu Cho Ứng Viên

Trong phần này, nhà tuyển dụng có thể lựa chọn tách điều kiện bắt buộc và điều kiện ưu tiên cho ứng viên thành 2 phần riêng biệt. Hãy nhớ, đừng đòi hỏi quá nhiều thứ ở ứng viên mà chỉ đòi hỏi những gì phù hợp với vị trí đang tuyển dụng. Ví dụ, nếu đang tuyển nhân viên cấp thấp thì không nên đòi hỏi phải có kĩ năng lãnh đạo. Phần lớn nhà tuyển dụng viết rất rõ về kĩ năng cứng nhưng lại khá mơ hồ về kĩ năng mềm. Hầu hết đều cho rằng các kĩ năng như “giao tiếp”, “phân tích”, “giải quyết vấn đề”, “sắp xếp tổ chức” là cần thiết. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ kĩ liệu ứng viên mà bạn sắp tuyển có cần thiết phải hội đủ tất cả các kĩ năng mềm này không? Đừng khiến ứng viên nản lòng chỉ vì những yêu cầu không cần thiết lắm.

Trong phần này, bạn cũng có thể mô tả tính cách lý tưởng phù hợp với công việc và các yêu cầu khác về trình độ ngoại ngữ để ứng viên hình dung được họ có khả năng thích ứng với vị trí tuyển dụng này hay không.

Cùng VietnamWorks khám phá vô vàn cơ hội việc làm, giúp bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp nhất!

Việc Làm Part Time Sinh Viên TPHCM Việc Làm Nhập Liệu Việc Làm IT Cần Thơ
Việc Làm Đức Hòa Long An Tuyển Giáo Viên Tiểu Học Tuyển Dụng Spa

 

Vấn đề thứ chín: Thông Tin Công Ty

6
Thông tin công ty

Rất nhiều nhà tuyển dụng sử dụng thông tin doanh nghiệp để đăng lên trong phần này. Tuy nhiên, hãy nhớ đây là thông tin tuyển dụng chứ không phải thông tin cho nhà đầu tư hay khách hàng xem. Ví dụ: khi ứng viên nộp đơn ứng tuyển vào khách sạn, họ sẽ không mấy quan tâm rằng khách sạn này có hồ bơi rộng bao nhiêu hay phòng ở tiện nghi thế nào.

Thông tin công ty tuyển dụng cần phải thể hiện:

  • Quy mô công ty
  • Thành tích công ty
  • Uy tín công ty
  • Tầm nhìn và dự định của công ty
  • Giá trị cốt lõi và sứ mệnh của công ty
  • Các giải thưởng liên quan đến thương hiệu tuyển dụng và môi trường làm việc.

Hãy cố gắng thật cô đọng trong khoảng 2 đến 3 đoạn văn, mỗi đoạn khoảng 3 câu. Ngắn, 2 paragraph, mỗi paragraph khoảng 3 câu

 

Vấn đề thứ mười: Thông tin tổng quan công việc

Thông tin tổng quan công việc
Thông tin tổng quan công việc

 

Không phải lúc nào bạn cũng nên chọn cấp bậc tuyển dụng tương ứng với chức vụ của vị trí tuyển dụng. Nếu bạn đang tuyển vị trí Giám Đốc nhưng chỉ yêu cầu ứng viên cấp độ Manager thì nên chọn cấp bậc là Manager để thu hút được nhiều ứng viên hơn.

 

Trên đây là 10 lời khuyên chân thành VietnamWorks HR Insider dành cho các nhà tuyển dụng trong khi đăng tuyển. Hy vọng với nội dung đăng tuyển tốt hơn, các công ty có thể thu hút thêm nhiều ứng viên phù hợp như mong muốn.

– HR Insider VietnamWorks –

adsads
Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán của bạn với doanh nghiệp trong quá trình phỏng vấn....

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một thước đo quan trọng đánh giá khả năng của con...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm việc căng thẳng, vai trò của người lãnh đạo càng...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ tổ chức nào, và việc có một quy trình tuyển...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ làm việc hiệu quả giữa sếp và nhân viên....

Bài Viết Liên Quan
shutterstock 1992363941 1 scaled

Mẹo xây dựng kỹ năng đàm phán hiệu quả trong quá trình deal lương

“Deal lương” hay “Điêu lương”, tất cả đều phụ thuộc vào kỹ năng đàm phán...

Nâng cao chỉ số AQ cho nhân viên, nhà quản lý cần làm gì?

Chỉ số AQ (Adversity Quotient) hay còn gọi là chỉ số vượt khó, là một...

Sếp cần làm gì cho những lần "thất bại" của nhân viên?

Khi tâm lý nhân viên ngày càng dễ bị tổn thương trong môi trường làm...

Những điểm "tắc nghẽn" trong quy trình tuyển dụng mà HR cần lưu ý

Tuyển dụng là một trong những công việc quan trọng nhất đối với bất kỳ...

Đồng hành cùng nhân sự mới, làm thế nào để sếp xây dựng niềm tin?

Niềm tin đóng vai trò nền tảng quan trọng trong việc xây dựng mối quan...

Nhận bài viết qua email cùng
HR Insider – VietnamWorks.email subscribers